• Click để copy

Giai đoạn mới đối với đất nước chùa tháp

Chính phủ của Thủ tướng Campuchia Hun Manet mới đây công bố Chiến lược Ngũ giác nhằm hướng tới đạt mục tiêu đưa Campuchia trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2050.

Tờ The Phnom Penh Post cho biết, Chiến lược Ngũ giác tiếp nối Chiến lược Tam giác (có 1 giai đoạn) và Chiến lược Tứ giác (có 4 giai đoạn) vốn được chính phủ các nhiệm kỳ trước thực hiện trong vòng 25 năm qua. Thủ tướng Hun Manet ghi nhận Chiến lược Tam giác và Chiến lược Tứ giác đã có đóng góp quan trọng trong việc “đưa Campuchia trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình thấp trong một thời gian ngắn, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, giảm nghèo nhanh chóng cũng như hội nhập quốc tế và khu vực thành công”.

Theo trang mạng Cambodianess, Chiến lược Ngũ giác của Chính phủ mới tại Campuchia gồm 5 khía cạnh: Phát triển nguồn nhân lực; đa dạng hóa kinh tế và nâng cao khả năng cạnh tranh; phát triển khu vực tư nhân và việc làm; phát triển bền vững; phát triển nền kinh tế và xã hội số. “25 năm tới sẽ là một giai đoạn mới đối với Campuchia. Đất nước mong muốn đưa niềm tự hào dân tộc của mình lên những tầm cao mới bằng cách xây dựng một quốc gia hùng mạnh, thịnh vượng, hướng tới một quốc gia có thu nhập cao vào năm 2050. Chiến lược Ngũ giác phù hợp với cương lĩnh chính trị của Chính phủ, phục vụ cho các nhiệm vụ sắp tới, đồng thời được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh thực tế của đất nước, khu vực và thế giới. Chiến lược mới sẽ tập trung vào các nhu cầu thực tế... Chiến lược sẽ định hướng hoạt động của tất cả cơ quan liên quan, tiếp tục phát huy nền hòa bình và những thành tựu tích lũy được trong quá khứ”, tờ The Phnom Penh Post dẫn lời Thủ tướng Hun Manet.

Giai đoạn mới đối với đất nước chùa tháp
Thủ tướng Hun Manet chủ trì một phiên họp của Chính phủ Campuchia, tháng 8-2023. Ảnh: AKP 

Chiến lược Ngũ giác được thực hiện trong 5 giai đoạn liên tiếp, hướng tới tương lai của Campuchia trong 25 năm tới. Theo Thủ tướng Hun Manet, giai đoạn 1 của chiến lược gồm hai nhiệm vụ là bảo vệ và phát huy nền hòa bình khó khăn lắm mới giành được của Campuchia, đồng thời củng cố những nền tảng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phát triển đất nước nhằm đạt mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2030. Tờ Khmer Times cho biết, Chính phủ Campuchia đã đề ra 5 mục tiêu chiến lược cho giai đoạn 1 của Chiến lược Ngũ giác. Đó là bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình đạt khoảng 7%/năm; tạo thêm việc làm; đạt mục tiêu giảm tỷ lệ nghèo xuống dưới 10%; tiếp tục tăng cường năng lực quản trị; bảo đảm phát triển kinh tế-xã hội bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu. “Chiến lược sẽ được bảo đảm thực hiện hiệu quả nhờ các cơ chế phối hợp, giám sát và đánh giá. Chính phủ tin tưởng vào khả năng vượt qua mọi thách thức, rào cản và khủng hoảng, đưa xã hội Campuchia phát triển, tiến bộ và thịnh vượng hơn”, Thủ tướng Hun Manet khẳng định.

Đánh giá về Chiến lược Ngũ giác, chuyên gia Yang Peou, Tổng thư ký Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia (RAC) cho rằng, đây là cách để Chính phủ của Thủ tướng Hun Manet ứng phó với những yêu cầu đặt ra hiện nay, như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, bảo đảm công bằng, phát huy những thành tựu trong quá khứ. “Việc đạt được mục tiêu đầy tham vọng vào năm 2050 sẽ đòi hỏi phải thực hiện thành công Chiến lược Ngũ giác cho dù bối cảnh địa chính trị có thay đổi đi chăng nữa”, tờ The Phnom Penh Post dẫn lời ông Yang Peou.

Về phần mình, chuyên gia Hong Vannak tại Viện Quan hệ quốc tế thuộc RAC bày tỏ lạc quan về triển vọng của xứ chùa tháp dưới thời Chính phủ của Thủ tướng Hun Manet. Theo ông Hong Vannak, bộ máy chính phủ mới, với các cá nhân có năng lực, trình độ chuyên môn cao, có thể đưa nền kinh tế Campuchia vươn xa hơn nữa. “Di sản và nền tảng kinh tế sẵn có chính là cơ sở vững chắc để Campuchia phát triển. Tôi tin tưởng vào năng lực của Chính phủ mới. Nền kinh tế Campuchia sẽ tiếp tục tăng trưởng. Campuchia sẵn sàng cho một bước chuyển quan trọng trên trường khu vực và quốc tế trong thập niên tới”, chuyên gia Hong Vannak trả lời phỏng vấn tờ The Phnom Penh Post.

HOÀNG VŨ

Bài liên quan

Tin mới

Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời
Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời

Ngày 19-9, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký công điện về việc di dời người dân đến nơi an toàn để ứng phó với bão số 4 và mưa lớn.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4

Trước diễn biến của bão số 4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động triển khai các phương án phòng, chống và ứng phó.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Quốc hội Liên bang Nga Valentina Matvienko, ngày 18-9, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV bằng hình thức phát biểu ghi hình.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 21-27/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.

Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp
Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp, thuộc diện phải phá dỡ theo quy định.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ

Ngày 18-9, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết sẽ cung ứng bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bị bão lũ.