Giảm nghèo đạt được nhiều thành tựu nổi bật nhưng chưa thật sự bền vững
Theo ông Tô Đức, Chánh văn phòng Quốc gia giảm nghèo, chưa bao giờ công tác giảm nghèo quốc gia đối mặt với nhiều khó khăn thách thức như thời điểm này.
Theo báo cáo kết quả giảm nghèo của Việt Nam năm 2021, giảm nghèo đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Hệ thống chính sách, pháp luật về giảm nghèo được ban hành khá đồng bộ, toàn diện. Tỷ lệ người nghèo đã giảm mạnh từ 57% vào đầu những năm 1990 xuống còn 5,2% vào năm 2020. Hàng triệu hộ gia đình đã thoát nghèo, nhiều hộ có cuộc sống trung bình, khá giả; nhiều địa bàn nghèo thoát khỏi tình trạng khó khăn, một số địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh.
Giảm nghèo đạt được nhiều thành tựu nổi bật nhưng chưa thật sự bền vững. Ảnh internet.
Thế nhưng kết quả giảm nghèo của Việt Nam chưa thật sự bền vững, nguy cơ tái nghèo và phát sinh nghèo còn cao. Tỷ lệ nghèo đa chiều trên phạm vi toàn quốc là 9,35%. Chênh lệch mức sống, điều kiện tiếp cận các dịch vụ cơ bản, tiếp cận thị trường, giải quyết việc làm giữa các địa phương, vùng, miền, nhóm dân cư chưa được thu hẹp nhiều… Chưa kể, hai năm đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến kết quả công tác giảm nghèo.
Bà Vũ Quỳnh Anh, Phó cố vấn trưởng Dự án Great với mô hình phụ nữ liên kết kinh doanh, tham gia vào chuỗi xuất khẩu trong lĩnh vực nông nghiệp và du lịch tại 02 tỉnh Sơn La và Lào Cai cho biết, Chương trình đã thực hiện được 5 năm và thu hút được 27 nghìn phụ nữ tham gia.
“Chúng tôi đã tạo được động lực để thu hút các doanh nghiệp tham gia. Các doanh nghiệp khi đến, họ đã mang đến cac công nghệ mới để giảm chi phí, tăng năng suất, gia tăng giá trị cho sản phẩm. Đến thời điểm này chúng tôi đã có những mô hình liên kết cho ngành hàng thành công như mô hình gai xanh, từ ban đầu chỉ làm thí điểm 50 ha. Hiện chúng tôi đã triển khai được 800 ha, sản xuất bền vững, 1 lần trồng nhưng sau 03 tháng là các hộ đã có thu nhập trong 10 năm và nó trở thành cây hàng hóa, một năm các gia đình có thể thu nhập 4 đến 5 lần và thu nhập rất bền vững”, bà Quỳnh Anh nêu rõ.
Tình trạng thoát nghèo của nhóm đồng bào dân tộc thiểu số thiếu bền vững. Khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế đã được cải thiện, nhưng vẫn còn chênh lệch, đặc biệt là giữa y tế tuyến trên và y tế cơ sở. Về bảo trợ xã hội, các chương trình hỗ trợ tiền mặt có phạm vi bao phủ hạn chế và lợi ích thấp...
Tiến sĩ Nguyễn Thắng, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn, Viện Hàn lâm khoa học, xã hội cho rằng, ngoài tác động của dịch bệnh Covid 19 thì việc làm thiếu bền vững trong khu vực lao động phi chính thức chính là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ tái nghèo tăng trở lại.
Giảm nghèo đạt được nhiều thành tựu nổi bật nhưng chưa thật sự bền vững. Ảnh internet.
“Thách thức lớn nhất chính là lực lượng lao động phi chính thức hay là lao động không có giao kết hợp đồng. Hiện nay có khoảng 70% những người hoặc là làm nông nghiệp, hoặc là làm phi nông nghiệp không có giao kết hợp đồng. Như vậy họ rất dễ bị tổn thương, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch. Chúng ta phải suy nghĩ nhiều hơn, làm sao để giảm bớt lao động không có giao kết hợp đồng để họ có sức chống chịu tốt hơn. Thứ hai, trong số lao động phi chính thức thì có nhiều người có tuổi rồi và thời gian còn lại của họ đến khi nghỉ hưu không còn nhiều, khi họ không có BHXH, không có lượng hưu thì khi đó nghèo hôm nay nó chuyển sang tương lai”, Tiến sĩ Nguyễn Thắng chỉ rõ.
Theo ông Tô Đức, Chánh văn phòng Quốc gia giảm nghèo, chưa bao giờ công tác giảm nghèo quốc gia đối mặt với nhiều khó khăn thách thức như thời điểm này. Thiên tai, dịch bệnh có thể làm gia tăng đáng kể số hộ nghèo, nhất là nghèo đô thị. Do đó, để phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1,0 - 1,5%/năm thì đào tạo nghề và tạo việc làm cho người nghèo là vấn đề quan trọng.
“Vấn đề chúng tôi đặt ra là phát triển giáo dục nghề nghiệp cho người nghèo, cho người dân địa bàn vùng nghèo, vùng khó khăn. Qua đánh giá của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thì thấy rằng, cứ một hộ gia đình mà có một người lao động được đào tạo nghề nghiệp bài bản, người lao động được tiếp cận thị trường lao động, có phương thức để tạo ra nguồn thu nhập. Và đây là cách thoát nghèo mà chúng tôi cho rằng rất hiệu quả, đây cũng là một trong những nội dung hết sức trọng tâm”, ông Tô Đức cho hay.
Bên cạnh đó, cần thay đổi cách thức hỗ trợ cho người nghèo; nhân rộng các mô hình, sáng kiến xóa đói giảm nghèo tốt; ứng dụng các kết quả nghiên cứu của các tổ chức quốc tế trong việc xóa đói giảm nghèo phù hợp với từng địa phương là cách Việt Nam thực hiện tốt các mục tiêu mới trong giai đoạn 2021-2025.
Để đạt được mục tiêu giảm nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025, với tỷ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1-1,5%/năm; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm; tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4-5%/năm là một thách thức lớn trong bối cảnh hiện nay. Điều này đòi hỏi sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị và đặc biệt phải phát huy được vai trò, trách nhiệm của từng địa phương và nhận thức, sự chủ động của chính người dân khi được trao cơ hội thoát nghèo…
Lê Xuân (t/h)
Tin mới
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
Sáng 20-5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Phó thủ tướng chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025.
Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Ngày 19-5, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 67/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia
Sáng 19-5, kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thành trung tâm để chào mừng, phục vụ Triển lãm thành tựu của đất nước dịp 80 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 / 19-8-2025) và Quốc khánh 2-9 (2-9-1945 / 2-9-2025). Cùng đi có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, TP Hà Nội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội
Sáng 19-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu, từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa, TP Hà Nội.
Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Sáng 19-5, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu
Ngày 14/5/2025 Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Minh, địa chỉ tổ dân phố Lai Sơn, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với số tiền 46 triệu đồng về các hành vi vi phạm Buôn bán hàng hóa (mỹ phẩm) giả mạo nhãn hiệu, Kinh doanh hàng hóa (mỹ phẩm) nhập lậu, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm vi phạm trị giá 47 triệu đồng.