• Click để copy

Giáo sư Nguyễn Thục Quyên: Chính phủ cần đầu tư nhiều hơn cho các nhà khoa học trẻ

Giáo sư Nguyễn Thục Quyên, đồng Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture mong muốn, Chính phủ sẽ đầu tư nhiều hơn trong việc gửi các nhà khoa học trẻ đi tu nghiệp ở nước ngoài, mang kiến thức về Việt Nam để giúp đỡ xây dựng đất nước.

Phóng viên (PV)Lý do nào đưa bà trở lại Việt Nam và với sự hỗ trợ trong việc kết nối với các nhà khoa học hàng đầu thế giới đến với Tuần lễ khoa học VinFuture và giải thưởng VinFuture?

Giáo sư Nguyễn Thục Quyên: Giáo sư Vũ Hà Văn là người liên lạc với tôi từ năm 2018 mời tôi về gặp gỡ anh Phạm Nhật Vượng (Chủ tịch tập đoàn VinGroup) để chia sẻ câu chuyện muốn cống hiến cho đất nước bằng việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học. Lúc đầu chúng tôi chỉ nói về nghiên cứu khoa học, về AI, Big Data. Anh Phạm Nhật Vượng muốn nhờ tôi xây dựng phòng nghiên cứu về vật liệu.

Tháng 7-2020, khi vợ chồng anh Phạm Nhật Vượng chia sẻ ý tưởng muốn thành lập quỹ và liên lạc với tôi, tôi đồng ý ngay vì tôi có mối quan hệ quen biết với cộng đồng khoa học thế giới. Từ đó, chúng tôi bắt đầu xây dựng Quỹ VinFuture. Nhờ quen biết nhiều nhà khoa học quốc tế nên khi mời các giáo sư đầu ngành họ nhận lời ngay.

Giáo sư Nguyễn Thục Quyên: Chính phủ cần đầu tư nhiều hơn cho các nhà khoa học trẻ

Giáo sư Nguyễn Thục Quyên.

PV: Cộng đồng quốc tế đánh giá như thế nào về giải thưởng VinFuture?

Giáo sư Nguyễn Thục Quyên: Các bạn bè thế giới ngạc nhiên nhưng cũng rất khâm phục vì tiêu chí giải VinFuture khác biệt so với các giải khoa học toàn cầu thế giới khác. Có những giải thưởng như Nobel tôn vinh những công trình khoa học đột phá hay khoa học cơ bản. Nhưng VinFuture hướng đến những đột phá có tầm ảnh hưởng, và mang lợi ích đến cho nhân loại. Không phân biệt người giàu hay nghèo, mọi người đều được hưởng lợi từ những công trình VinFuture vinh danh. Đó là điều cộng đồng khoa học thế giới rất ngưỡng mộ

PV: Theo bà, để có dấu ấn riêng, giải VinFuture cần có hạng mục dành riêng cho các nhà khoa học nữ không?

Giáo sư Nguyễn Thục Quyên: Điều quan trọng nhất của giải VinFuture là có giải riêng cho người phụ nữ. Các giải khác trên thế giới rất ít có giải cho phụ nữ. Nhờ điểm này mình có nhiều phụ nữ từ Việt Nam và các nước khác sẵn sàng gửi đề cử tới giải thưởng. Nếu không có giải thưởng riêng thì sẽ khó thu hút các nhà khoa học nữ.

PV: Bà đánh giá thế nào các công trình tham dự giải VinFuture năm nay?

Giáo sư Nguyễn Thục Quyên: Bước sang năm thứ 2 tổ chức, số lượng đề cử tăng lên rất nhiều. Ban giám khảo và các nhà khoa học đánh giá hồ sơ rất vất vả nhưng rất vui vì giải thưởng VinFuture đã được toàn cầu biết tới nên chất lượng càng ngày càng cao hơn.

Năm 2021 chất lượng các nghiên cứu đã tốt, năm nay chất lượng còn tốt hơn và có sự tham gia của nhiều ngành nghiên cứu khác nhau. Trong 50 năm đề cử có các ngành từ trồng trọt, pin, pin năng lượng mặt trời, vật liệu mới, y khoa… Những phát minh này rất quan trọng, có ảnh hưởng tới cuộc sống. Có một số đề cử đến từ Việt Nam. Tôi hy vọng trong tương lai, giải thưởng sẽ nhận được nhiều hơn các nghiên cứu đến từ Việt Nam.

Giáo sư Nguyễn Thục Quyên: Chính phủ cần đầu tư nhiều hơn cho các nhà khoa học trẻ

Theo Giáo sư Nguyễn Thục Quyên, các em sinh viên nữ năm một cần có niềm đam mê khoa học.

PV: Bà đánh giá như nào về các nhà khoa học trẻ Việt Nam hiện nay?

Giáo sư Nguyễn Thục Quyên: Mỗi lần về nước gặp gỡ các em sinh viên, tôi thấy có sự thay đổi nhiều so với 20-30 năm về trước. Tôi rất hãnh diện về điều này. Tôi mong các em cố gắng nhiều hơn để đóng góp cho nền khoa học quốc tế, đừng có ngần ngại gì. Muốn có cơ hội được hợp tác với quốc tế, các bạn hãy mạnh dạn liên lạc với các nhà khoa học để tìm đến sự giúp đỡ. Trong nghiên cứu khoa học sẽ có những lúc thất bại nhưng chúng ta sẽ học hỏi thất bại đó để cố gắng nhiều hơn. Cứ làm tốt thì cuối cùng sự thành công sẽ đến với mình.

Tôi hy vọng Chính phủ sẽ đầu tư nhiều hơn trong việc gửi các nhà khoa học trẻ đi tu nghiệp ở nước ngoài, mang kiến thức về Việt Nam để giúp đỡ xây dựng đất nước.

PV: Lời khuyên nào cho nhà khoa học trẻ, nhất là các nhà khoa học nữ?

Giáo sư Nguyễn Thục Quyên: Theo tôi, các em sinh viên nữ năm một cần có niềm đam mê khoa học. Từ đó, sẽ tìm đến sự trợ giúp từ những nhà khoa học nữ ở trong nước và nước ngoài. Bất kỳ ai viết thư liên lạc nhờ giúp đỡ, tôi sẵn sàng giúp đỡ.

Trong ngày hôm nay, những nhà khoa học tới đây đều giúp bạn trẻ nhiều. Các bạn cứ mạnh dạn liên lạc và học hỏi. Bạn cứ hỏi 10 người sẽ có ít nhất 1 người giúp đỡ mình. Nếu gửi email, họ không trả lời thì gửi cho người khác. Sẽ có người sẵn sàng giúp đỡ mình.

PVTừ giải  VinFuture, bà hy vọng gì về ngành khoa học Việt Nam?

Giáo sư Nguyễn Thục Quyên: Hy vọng qua giải thưởng này, Chính phủ Việt Nam sẽ đầu tư thêm về nghiên cứu khoa học công nghệ. Quỹ VinFuture đã mang nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới kết nối với Việt Nam. Nếu chúng ta có cơ sở hạ tầng cho các nhà khoa học Việt Nam làm nghiên cứu thì việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế sẽ rất tốt. Tôi cũng hy vọng, trong tương lai Chính phủ Việt Nam sẽ đầu tư nhiều về cơ sở hạ tầng để làm nghiên cứu.

PV: Xin cảm ơn Giáo sư Nguyễn Thục Quyên!

TUYỀN PHONG

Bài liên quan

Tin mới

Tinh túy văn hóa giao tiếp của người Bắc Ninh xưa
Tinh túy văn hóa giao tiếp của người Bắc Ninh xưa

Thời Minh Mạng, tỉnh Bắc Ninh được thành lập bao gồm cả tỉnh Bắc Giang và một phần đất Hà Nội cùng Vĩnh Phúc ngày nay. Đây là mảnh đất địa linh, nhân kiệt, gắn liền với nền văn minh sông Hồng và cũng là vùng nổi tiếng bởi văn hóa giao tiếp với nhiều tinh túy.

Phòng, chống buôn lậu trong mùa nước nổi ở An Giang
Phòng, chống buôn lậu trong mùa nước nổi ở An Giang

Cứ vào khoảng tháng 8 âm lịch, khi nước tràn đồng thì tình trạng buôn lậu trên tuyến biên giới Tây Nam lại trở nên nóng bỏng và phức tạp.

Hà Nội: Nhanh chóng dập tắt đám cháy xưởng in ở phường Đại Mỗ, Nam Từ Liêm
Hà Nội: Nhanh chóng dập tắt đám cháy xưởng in ở phường Đại Mỗ, Nam Từ Liêm

Vụ cháy xảy ra khoảng 16 giờ 30 phút tại xưởng in ở tổ dân phố Dao Quang, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Cột khói đen bốc cao, khiến nhiều người tại khu vực hoang mang.

47 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (1977-2024): Tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác vì mục tiêu chung
47 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (1977-2024): Tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác vì mục tiêu chung

Ngày 20-9-1977, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Liên hợp quốc (LHQ)-tổ chức đa phương lớn nhất thế giới với sứ mệnh xây dựng luật pháp, duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy hợp tác hữu nghị và phát triển trên thế giới. Chặng đường gần 5 thập kỷ qua đã chứng minh quan hệ Việt Nam-LHQ là mối quan hệ đối tác bền chặt và còn nhiều triển vọng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có thông điệp quan trọng tại Liên hợp quốc
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có thông điệp quan trọng tại Liên hợp quốc

Từ ngày 21 đến 27-9-2024, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, sau đó thăm cấp Nhà nước tới Cuba theo lời mời của Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez cùng Phu nhân.

Các nước gửi lời thăm hỏi Việt Nam về ảnh hưởng của bão số 3
Các nước gửi lời thăm hỏi Việt Nam về ảnh hưởng của bão số 3

Chia sẻ với Việt Nam về những thiệt hại nặng nề do bão số 3 (Yagi) gây ra, lãnh đạo cấp cao các nước tiếp tục gửi thư, điện thăm hỏi lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.