• Click để copy

Giúp học sinh hiểu rõ giá trị Tết cổ truyền

Tết cổ truyền của dân tộc ta có ý nghĩa lớn về nhiều mặt. Trong bối cảnh hiện đại hóa và hội nhập toàn cầu, việc duy trì và lan tỏa giá trị của Tết cổ truyền, nhất là với thế hệ trẻ cần sự nỗ lực chung từ gia đình, nhà trường và xã hội.

Hoạt động thực hành tại trường

Để thế hệ trẻ hiểu và trân trọng những nét đẹp này, các hoạt động ngoại khóa và trải nghiệm thực tế hay lồng ghép trong các buổi học chính khóa là những cách tiếp cận hiệu quả giúp học sinh khám phá và gìn giữ truyền thống ngày Tết một cách sâu sắc và ý nghĩa.

Nhà trường đóng vai trò đặc biệt trong việc truyền tải giá trị văn hóa truyền thống của Tết cổ truyền tới thế hệ trẻ thông qua các hoạt động thực hành thiết thực và mang tính trải nghiệm cao. Một không gian tái hiện không khí Tết ngay tại trường không chỉ khơi dậy hứng thú mà còn giúp học sinh trực tiếp tham gia và cảm nhận ý nghĩa sâu sắc của các phong tục cổ truyền.

Giúp học sinh hiểu rõ giá trị Tết cổ truyền
 Cô và trò Trường Tiểu học Cao Bá Quát, xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội trong Ngày hội văn hóa dân gian-Tết yêu thương do nhà trường tổ chức. Ảnh: HỒNG VÂN

Đầu tiên, tổ chức hội xuân và trò chơi dân gian là cách hiệu quả để tạo dựng bầu không khí ngày Tết. Hội xuân có thể bao gồm các gian hàng ẩm thực truyền thống, khu vực trưng bày sản phẩm thủ công mỹ nghệ và đặc biệt là sân chơi với các trò chơi dân gian như kéo co, nhảy sạp, ô ăn quan... Những hoạt động này không chỉ khơi gợi sự hào hứng mà còn giúp học sinh hiểu rõ giá trị của sự đoàn kết và tinh thần cộng đồng trong văn hóa Việt Nam. Thông qua việc thi đấu và tương tác, các em được học cách tôn trọng lẫn nhau, đồng thời cảm nhận niềm vui của những phong tục cổ xưa.

Bên cạnh đó, hoạt động gói bánh chưng, bánh tét là một trải nghiệm không thể thiếu. Học sinh sẽ được hướng dẫn từ khâu chọn lá dong, vo gạo nếp, chuẩn bị nhân bánh, đến cách gói bánh sao cho vuông vức và đẹp mắt. Quá trình gói bánh không chỉ rèn luyện sự kiên nhẫn, khéo léo mà còn dạy các em ý thức trân trọng giá trị lao động. Khi cùng nhau quây quần bên nồi bánh chưng chờ bánh chín, học sinh còn có cơ hội cảm nhận sâu sắc tình cảm gắn kết gia đình-một trong những giá trị cốt lõi của ngày Tết cổ truyền.

Giúp học sinh hiểu rõ giá trị Tết cổ truyền
 Học sinh Trường Tiểu học Cao Bá Quát, xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội thích thú trong không gian văn hóa truyền thống. Ảnh: BÙI THU

Hoạt động xin chữ đầu năm cũng là một điểm nhấn thú vị. Mời các nghệ nhân thư pháp đến trường, tái hiện hình ảnh ông đồ viết chữ ngày xuân, sẽ mang đến cho học sinh cảm giác mới lạ nhưng rất gần gũi. Các em có thể xin những chữ như: Tâm, Nhẫn, Phúc, Lộc, Thọ, An… hoặc các câu đối mang ý nghĩa tốt lành. Qua đó, học sinh không chỉ học được về giá trị tâm linh mà còn hiểu thêm về nét đẹp của nghệ thuật thư pháp - một phần không thể thiếu trong văn hóa Việt Nam xưa.

Tích hợp vào chương trình giáo dục

Việc đưa giá trị của Tết cổ truyền vào chương trình giáo dục chính khóa là cách tiếp cận lâu dài và bền vững, giúp học sinh hiểu sâu sắc ý nghĩa của ngày Tết thông qua các môn học. Những bài giảng được lồng ghép khéo léo sẽ giúp các em nhận thức rõ hơn về truyền thống dân tộc trong mối liên hệ với các lĩnh vực kiến thức khác nhau.

Trong môn Ngữ văn, học sinh có thể học về Tết thông qua những tác phẩm kinh điển như bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên, “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, “Vội vàng” của Xuân Diệu hay các câu ca dao, tục ngữ về mùa xuân. Việc phân tích các tác phẩm này không chỉ giúp các em trau dồi khả năng cảm thụ văn học mà còn hiểu thêm ý nghĩa nhân văn sâu sắc của ngày Tết - thời khắc đoàn viên, khơi gợi tình yêu gia đình và quê hương.

Giúp học sinh hiểu rõ giá trị Tết cổ truyền
 Học sinh Trường Tiểu học Cao Bá Quát, xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội thích thú trong không gian văn hóa truyền thống. Ảnh: HỒNG VÂN

Môn Lịch sử cũng là nơi lý tưởng để học sinh tìm hiểu về sự ra đời và phát triển của Tết Nguyên đán. Các bài học có thể tập trung vào việc giới thiệu nguồn gốc Tết từ thời kỳ Hùng Vương, quá trình biến đổi qua các triều đại phong kiến và tầm quan trọng của Tết trong lịch sử dân tộc. Những bài giảng này sẽ giúp học sinh nhận thức rõ hơn về ý nghĩa của Tết không chỉ là ngày lễ mà còn là biểu tượng của tinh thần đoàn kết và lòng tự hào dân tộc.

Trong môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, các buổi thảo luận về ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy phong tục Tết có thể rèn luyện cho học sinh tinh thần trách nhiệm, lòng biết ơn và ý thức cộng đồng. Đây là cơ hội để giáo viên hướng dẫn học sinh cách áp dụng các giá trị truyền thống vào cuộc sống hiện đại, giúp các em biết trân trọng và bảo vệ những di sản văn hóa mà cha ông để lại.

Vai trò của phụ huynh và cộng đồng

Để các hoạt động ngoại khóa và giáo dục về Tết cổ truyền đạt hiệu quả cao, sự tham gia của phụ huynh và cộng đồng là yếu tố không thể thiếu.

Phụ huynh có thể cùng nhà trường tổ chức các buổi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn học sinh thực hành các phong tục Tết tại nhà, như: Chuẩn bị mâm cỗ cúng gia tiên; hướng dẫn con cách chúc Tết ông bà, cha mẹ; giới thiệu các trò chơi dân gian và tham gia cùng con trong những ngày đầu năm mới.

Các tổ chức đoàn thẻ ở địa phương như Đoàn Thanh niên, Hội Người cao tuổi… cũng có thể hỗ trợ bằng cách tổ chức các lễ hội Tết tại địa phương, mời học sinh tham gia và đóng góp vào việc giữ gìn những giá trị truyền thống.

Giúp học sinh hiểu rõ giá trị Tết cổ truyền
 Học sinh Trường Tiểu học Cao Bá Quát, xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội làm đồ chơi truyền thống. Ảnh: BÙI THU

Tết-Hành trình tìm về nguồn cội và yêu thương

Tết cổ truyền không chỉ là một lễ hội văn hóa mà còn là hành trình trở về nguồn cội, nơi mỗi người tìm lại những giá trị giản dị nhưng sâu sắc đã được gìn giữ qua bao thế hệ.

Đó là mùi hương trầm của mâm cỗ cúng tổ tiên, tiếng lách cách của lá dong gói bánh và khoảnh khắc cả gia đình quây quần bên nhau, chia sẻ những câu chuyện cũ mới. Tết không chỉ kết nối người với người mà còn gắn bó chúng ta với cội nguồn, với ký ức về một quê hương yêu dấu.

Với thế hệ trẻ, Tết không chỉ là dịp nghỉ ngơi mà còn là cơ hội trải nghiệm và học hỏi những phong tục, tập quán chứa đựng chiều sâu văn hóa dân tộc. Những hoạt động như gói bánh chưng, xin chữ đầu năm hay tham gia lễ hội xuân không chỉ là trò chơi mà còn là những bài học sống động về tinh thần gắn kết, lòng biết ơn và niềm tự hào dân tộc. Qua mỗi trải nghiệm, các em không chỉ cảm nhận được niềm vui mà còn thấm thía giá trị của sự chia sẻ, của những điều nhỏ bé nhưng ý nghĩa.

Giúp học sinh hiểu rõ giá trị Tết cổ truyền
 Các em nhỏ quây quần xem ông, bà gói bánh chưng. Ảnh: MINH TUẤN

Trong thời đại ngày nay, khi nhịp sống trở nên gấp gáp và các giá trị truyền thống dễ bị quên lãng, Tết vẫn như một cột mốc để chúng ta dừng lại, nhìn lại và kết nối lại. Dẫu có những đổi thay, Tết chưa bao giờ mất đi ý nghĩa thiêng liêng của nó. Đó là dịp để chúng ta nói lời cảm ơn, để gửi gắm yêu thương và để nhắc nhở chính mình rằng nguồn cội, gia đình và văn hóa luôn là điểm tựa bền vững nhất trong cuộc đời mỗi người.

Đưa Tết cổ truyền đến gần hơn với học sinh không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường, mà còn là trách nhiệm của gia đình và xã hội. Đó không chỉ là việc dạy các em cách gói bánh hay ý nghĩa của một câu đối ngày xuân mà còn là cách để xây dựng trong các em lòng tự hào và ý thức gìn giữ di sản văn hóa. Khi thế hệ trẻ hiểu và yêu Tết, chính các em sẽ trở thành người tiếp nối và lan tỏa những giá trị này đến mai sau.

BÙI MINH TUẤN, giáo viên Trường THPT Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Tin mới

Phát hiện, ngăn chặn 1.500 kg chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ
Phát hiện, ngăn chặn 1.500 kg chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/05/2025 về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; căn cứ chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn và Chi cục Quản lý thị trường.

Cao Bằng: Kiểm tra, thu giữ gần 1,4 tấn nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ
Cao Bằng: Kiểm tra, thu giữ gần 1,4 tấn nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ

Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng vừa phối hợp Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh; Đội Kiểm soát Hải quan, Chi cục Hải quan Khu vực VI; Công an xã Tri Phương, huyện Trùng Khánh thu giữ gần 1,4 tấn nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xử phạt 18 triệu đồng đối với hộ kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ và nhập lậu
Xử phạt 18 triệu đồng đối với hộ kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ và nhập lậu

Ngày 20/5, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2, Chi cục QLTT tỉnh Ninh Bình vừa tiến hành kiểm tra tại Hộ kinh doanh Đinh Văn Cương (Tổ dân phố Ghềnh, phường Yên Bình, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình).

Phát hiện, tiêu hủy 1 tấn chả chay không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Phát hiện, tiêu hủy 1 tấn chả chay không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Chi cục QLTT tỉnh Phú Yên vừa ban hành quyết định xử phạt ông V.Đ.T với số tiền 17.000.000 đồng và buộc tiêu hủy 1.000 kg thực phẩm là chả chay không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tỷ phú Elon Musk lên kế hoạch rút lui khỏi chính trường Mỹ
Tỷ phú Elon Musk lên kế hoạch rút lui khỏi chính trường Mỹ

Ngày 20-5, tỷ phú Elon Musk cho biết ông sẽ tiếp tục đảm nhiệm vai trò Giám đốc điều hành của Tesla trong ít nhất 5 năm tới, đồng thời có kế hoạch cắt giảm chi tiêu cho các hoạt động chính trị nhằm xoa dịu mối lo ngại của một số nhà đầu tư về tương lai của nhà sản xuất xe điện có giá trị nhất thế giới.

Mỹ công bố kế hoạch phòng thủ tên lửa có tổng kinh phí 175 tỷ USD
Mỹ công bố kế hoạch phòng thủ tên lửa có tổng kinh phí 175 tỷ USD

Ngày 20-5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa "Vòm Vàng" (Golden Dome), với tổng kinh phí lên tới 175 tỷ USD, dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động trước khi kết thúc nhiệm kỳ của ông.