• Click để copy

Giúp người dân vùng biên thoát nghèo

Những năm qua, dẫu còn nhiều khó khăn nhưng cuộc sống của người dân ở xã biên giới Chiềng On và Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La đã có nhiều đổi thay đáng mừng.

Để đạt được thành quả này có một phần không nhỏ công sức của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Chiềng On, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La. Không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, Đồn Biên phòng Chiềng On còn tích cực giúp đỡ nhân dân phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Qua đó, góp phần xây dựng nông thôn mới và củng cố mối quan hệ đoàn kết, gắn bó quân-dân.

<a title=
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Chiềng On hướng dẫn kỹ thuật trồng cây cà phê tại bản Nà Đít, xã Chiềng On. 

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn, trên khắp các triền đồi, vạt nương ở xã biên giới Chiềng On, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Chiềng On cùng dân bản tất bật chăm sóc vườn mận, xoài. Ai nấy đều hăng say lao động sản xuất, phấn đấu đạt kết quả cao cho mùa vụ sắp tới. Trước đây, gia đình ông Vì Văn Mắn ở bản Nà Đít, xã Chiềng On từng rất khó khăn do thu nhập dựa chủ yếu vào trồng ngô, sắn. Nhưng từ năm 2017, được chính quyền và cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Chiềng On vận động, hướng dẫn kỹ thuật, gia đình ông đã chuyển sang trồng mận, mơ, cà phê mang lại hiệu quả kinh tế. Ông Mắn chia sẻ: “Được cán bộ biên phòng hướng dẫn, giúp đỡ về kỹ thuật, cách chăm sóc nên cây mận sinh trưởng tốt, hiệu quả kinh tế cao hơn trồng ngô. Với diện tích hơn 4.000m2 mận, mỗi năm gia đình thu hoạch 15 tấn quả, thu nhập gần 100 triệu đồng/năm. Nhờ đó, gia đình không còn khó khăn như trước, cuộc sống ổn định hơn”.

Cũng giống như ông Mắn, nhiều gia đình trong xã Chiềng On đã dần chuyển sang trồng cây ăn quả. Ông Vì Văn Xôm, Trưởng bản Nà Đít cho biết: “Trước đây, người dân nghĩ đất dốc, địa hình xấu như ở đây thì chỉ trồng cây ngô, cây sắn nên thiếu ăn quanh năm. Sau đó, cán bộ đồn biên phòng đến tận nhà vận động hướng dẫn trồng cây ăn quả. Mới đầu, chỉ có một vài hộ gia đình làm theo, nhưng hiện nay 100% người dân trong bản đã chuyển sang trồng cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhờ vậy mà kinh tế nhiều gia đình dần ổn định, có đồng ra đồng vào”.

Được biết, Đồn Biên phòng Chiềng On đã phối hợp cùng địa phương tuyên truyền, hướng dẫn người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Qua đó, từng bước thay đổi tư duy từ sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa, khuyến khích người dân tự chủ vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng, góp phần xây dựng bản làng biên giới ngày một khởi sắc, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới. Thiếu tá Nguyễn Văn Hiếu, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Chiềng On cho biết: “Đối với mỗi cán bộ, chiến sĩ, để hoàn thành được nhiệm vụ, không có gì khác đó là phải thực hiện tốt việc “3 bám 4 cùng” là bám đơn vị, bám địa bàn, bám chủ trương, chính sách và cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng nói tiếng đồng bào. Chỉ có như vậy mới nắm chắc được địa bàn, phong tục tập quán, và quan trọng nhất là phải hiểu rõ từng hộ dân trên địa bàn mình phụ trách. Từ đó mình mới có cách tiếp cận, tuyên truyền, vận động nhân dân một cách phù hợp và hiệu quả nhất. Chúng tôi cũng đã cử các cán bộ xuống dân cầm tay chỉ việc, giúp bà con; về khoa học kỹ thuật, chúng tôi bổ sung cho bà con nắm được, tuyên truyền cho bà con để cải thiện quá trình canh tác cũng như nâng cao hiệu quả, năng suất trong quá trình sản xuất”.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Sồng Lao Dia, Chủ tịch UBND xã Chiềng On cho biết: “Đồn Biên phòng Chiềng On đã làm tốt công tác tham mưu phát triển kinh tế-xã hội; rà soát các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn để phát triển mô hình kinh tế phù hợp. Đặc biệt, lực lượng biên phòng đã tích cực phối hợp với huyện để huy động, kêu gọi nguồn lực tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát, góp phần ổn định tình hình an ninh-trật tự, chính trị tại các xã vùng biên”.

Từ sự giúp đỡ của Bộ đội Biên phòng cùng cấp ủy, chính quyền địa phương, bà con xã vùng biên đã dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nhiều mô hình phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo rất hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Đây cũng là cơ sở để tiếp tục nhân rộng ra các địa bàn khác, bảo đảm đời sống nhân dân vùng biên ngày càng giàu đẹp.

Bài và ảnh: HUYỀN TRANG 

Bài liên quan

Tin mới

Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
Các trường hợp dự án đầu tư có sử dụng đất phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân
Tỉnh Quảng Trị di dời khẩn cấp 84 hộ dân

Do ảnh hưởng của bão số 4, từ chiều 19-9 trên địa bàn huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) có mưa vừa, mưa to đến rất to gây chia cắt các ngầm tràn trên các tuyến quốc lộ, đường liên xã, đường nội thôn ở một số địa phương. Đặc biệt, tại một số khu vực thuộc huyện Hướng Hóa có nguy cơ sạt lở núi gây ảnh hưởng đến tính mạng, đời sống nhân dân.

Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4
Quảng Bình sơ tán 3.059 người phòng tránh bão số 4

Do ảnh hưởng của bão số 4, đến 5 giờ sáng 20-9, các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Lệ Thủy và thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã tổ chức sơ tán 874 hộ với 3.059 người ra khỏi vùng có nguy cơ cao do sạt lở.

Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 269/KH-UBND về việc triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh tháng 9 và quý IV/2024.

Lào Cai: Hoàn thành 25 căn nhà tạm cho bà con trong thôn Làng Nủ vào ngày 21-9
Lào Cai: Hoàn thành 25 căn nhà tạm cho bà con trong thôn Làng Nủ vào ngày 21-9

Ngày 20-9, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bảo Yên Đặng Văn Mạnh cho biết, nếu thời tiết thuận lợi, ngày 21-9 sẽ chuyển 25 hộ dân trong thôn Làng Nủ đã mất nhà do mưa lũ và các hộ đang trong diện nguy cơ sạt cao sang khu nhà tạm, nhằm đảm bảo an toàn.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội 8 tháng đầu năm tăng hơn 13%
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội 8 tháng đầu năm tăng hơn 13%

Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, trong 8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn Thành phố ước tính đạt 12,4 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023.