• Click để copy

Gỡ vướng dự án chống ngập gần 10.000 tỷ đồng

Sau nhiều lần dừng thi công do nhiều nguyên nhân, dự án chống ngập gần 10.000 tỷ đồng ở TP Hồ Chí Minh khởi công từ năm 2016 dự kiến sẽ được thành phố tập trung tháo gỡ những vướng mắc, hoàn thành đưa vào vận hành trong thời gian tới.

Được khởi công năm 2016, Dự án giải quyết ngập do triều cường có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu giai đoạn 1 do Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 đầu tư, hướng đến mục đích ngăn triều, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu cho diện tích 750km2 với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm thành phố. Công trình gồm 6 cống ngăn triều lớn: Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô, Phú Định cùng 7,8km đê kè ven sông Sài Gòn...

Gỡ vướng dự án chống ngập gần 10.000 tỷ đồng
Hạng mục cống Mương Chuối thuộc dự án chống ngập TP Hồ Chí Minh cơ bản đã hoàn thành khối lượng thi công.

Hiện nay, dự án trên đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc nhưng đã tạm ngừng thi công từ năm 2020 đến nay. Tại Kỳ họp lần thứ 20, HĐND TP Hồ Chí Minh khóa X, đồng chí Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, thành phố đang tập trung giải quyết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ các giải pháp gỡ vướng mắc cho dự án. Đặc biệt, đối với thủ tục, pháp lý, thành phố đề nghị được điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án do thời gian thực hiện kéo dài, tổng mức đầu tư của dự án đã thay đổi. Nếu không điều chỉnh chủ trương, thành phố sẽ không ký lại được hợp đồng, phụ lục và không có cơ sở thanh toán cho nhà đầu tư. Thành phố cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có ý kiến để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục tái cấp vốn, gia hạn thời gian tái cấp vốn. Các ngân hàng cũng cần cơ cấu lại kế hoạch trả nợ của nhà đầu tư và TP Hồ Chí Minh liên quan đến dự án. 

Theo lãnh đạo thành phố, đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% tổng khối lượng và hoàn tất kiểm toán 3.000 tỷ đồng. TP Hồ Chí Minh đề xuất thanh toán trước phần tiền này để nhà đầu tư hoàn thành khối lượng thi công còn lại của dự án, khoản chênh lệch vốn sẽ dùng để trả nợ ngân hàng, giảm lãi. UBND TP Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục làm việc với nhà đầu tư để làm rõ về việc điều chỉnh phụ lục hợp đồng, pháp lý quỹ đất, tiến độ công việc cụ thể nhằm giải quyết vướng mắc, sớm hoàn thành dự án. 

Ông Vũ Đình Tân, Giám đốc Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 cho biết, dự án chậm trễ kéo theo những hệ lụy về chi phí lãi suất thương mại tăng cao, cũng như nguy cơ lãng phí lớn ngân sách nhà nước. Với sự quan tâm, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và sự vào cuộc, quyết tâm của lãnh đạo TP Hồ Chí Minh, chúng tôi kỳ vọng các thủ tục liên quan đến giải ngân, giao đất và bảo đảm tài chính sẽ sớm được hoàn tất. Đơn vị chủ đầu tư khẳng định sẵn sàng và quyết tâm hoàn thành dự án trong vòng 12 tháng sau khi thành phố tháo gỡ các vướng mắc và tạo điều kiện cần thiết để dự án sớm hoàn thành, mang lại lợi ích hạ tầng to lớn cho người dân và thành phố.

Ngày 17-12 vừa qua, trên cơ sở đề nghị của TP Hồ Chí Minh, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 9275/VPCP-NN ngày 17-12-2024 truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc tập trung tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện dự án này. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 9050/VPCP-NN ngày 9-12-2024 trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của dự án. Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh chủ động làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về phương án xử lý các vướng mắc của dự án, trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương đề xuất phương án xử lý các vướng mắc. Đối với những vấn đề vượt thẩm quyền của thành phố, cần chủ động phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan khẩn trương đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phương án khả thi, hiệu quả để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của dự án... không để chậm trễ kéo dài, xảy ra thất thoát, lãng phí tài sản, ngân sách nhà nước và thiệt hại cho nhà đầu tư.

Bài và ảnh: LÊ BẢO

Bài liên quan

Tin mới

Thuế quan của Mỹ: Tổng thống Mỹ Donald Trump lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận với Trung Quốc
Thuế quan của Mỹ: Tổng thống Mỹ Donald Trump lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận với Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận với Trung Quốc dù cuộc chiến thuế quan tiếp tục leo thang khi ông tăng thuế với hàng hóa Trung Quốc lên 145%.

Unilever đầu tư nhà máy 800 triệu USD tại Mexico bất chấp chính sách thuế của Mỹ
Unilever đầu tư nhà máy 800 triệu USD tại Mexico bất chấp chính sách thuế của Mỹ

Tập đoàn hàng tiêu dùng hàng đầu thế giới Unilever đang lên kế hoạch đầu tư xây dựng nhà máy trị giá 800 triệu USD tại bang Nuevo León, miền Bắc Mexico, trong đó đa số sản phẩm sẽ được xuất sang thị trường Mỹ và Canada, bất chấp những thách thức liên quan đến chính sách thuế của Tổng thống Donald Trump.

Iran cảnh báo có thể trục xuất các thanh sát viên hạt nhân của Liên hợp quốc
Iran cảnh báo có thể trục xuất các thanh sát viên hạt nhân của Liên hợp quốc

Ngày 10-4, một cố vấn của nhà lãnh đạo tối cao Ali Khamenei cảnh báo rằng Iran có thể trục xuất các thanh sát viên thuộc cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc khi "các mối đe dọa" gia tăng trước các cuộc đàm phán quan trọng với Mỹ.

Mỹ tạm dừng áp thuế đối ứng với hơn 75 quốc gia trong 90 ngày
Mỹ tạm dừng áp thuế đối ứng với hơn 75 quốc gia trong 90 ngày

Trong một động thái gây bất ngờ, ngày 9-4, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ tạm dừng kế hoạch áp thuế đối ứng trong 90 ngày đối với hơn 75 nước vì đã không trả đũa và liên lạc để đàm phán.

Quân sự thế giới hôm nay (11-4): Mỹ cho máy bay chiến đấu F-15C huyền thoại “nghỉ hưu”
Quân sự thế giới hôm nay (11-4): Mỹ cho máy bay chiến đấu F-15C huyền thoại “nghỉ hưu”

Quân sự thế giới hôm nay (11-4) có những nội dung sau: Iran đẩy nhanh triển khai mạng lưới căn cứ UAV; Mỹ cho máy bay chiến đấu F-15C huyền thoại “nghỉ hưu”; Thổ Nhĩ Kỳ thử nghiệm phiên bản xe chiến đấu bộ binh Tulpar-S.

Hà Nội: Thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm
Hà Nội: Thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân Thủ đô ngày càng tăng cao, đặc biệt vào dịp cao điểm lễ hội, mùa du lịch và thời điểm giao mùa, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm đặt ra yêu cầu cấp thiết nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, ngăn ngừa các nguy cơ mất an toàn thực phẩm có thể gây ngộ độc, bệnh truyền qua thực phẩm hoặc ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe người dân.