Góc nhìn giáo dục: Đừng để “đầu voi đuôi chuột”
Những năm qua, mặc dù là quốc gia đang phát triển, còn gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam đã cho thấy sự nỗ lực không ngừng và được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao về thành tích giáo dục, phổ cập giáo dục so với các nước có mức thu nhập tương đương...
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) vừa công bố Báo cáo giám sát giáo dục toàn cầu năm 2023.
Theo đó, trong số 31 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thấp được ghi nhận dữ liệu từ năm 2019, duy nhất Việt Nam có hầu hết trẻ em đạt trình độ thông thạo tối thiểu hoặc cao hơn về đọc hiểu, làm toán khi kết thúc bậc tiểu học. Ngược lại, 18/31 quốc gia có chưa đến 10% trẻ em đạt mức thông thạo tối thiểu về đọc hiểu hoặc làm toán. Đây thực sự là con số đáng mừng và tự hào.
Ảnh minh họa: Bộ Giáo dục
Những năm qua, mặc dù là quốc gia đang phát triển, còn gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam đã cho thấy sự nỗ lực không ngừng và được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao về thành tích giáo dục, phổ cập giáo dục so với các nước có mức thu nhập tương đương.
Những kết quả này cũng như nhiều đánh giá khác từ các tổ chức uy tín trên thế giới cho thấy chúng ta đã và đang có những bước tiến trong giáo dục-đào tạo, đặc biệt là ở cấp tiểu học. Thế nhưng kết quả này cũng không thể làm chúng ta quên một chuyện đáng lưu tâm: Lao động Việt Nam chưa được đánh giá cao trong thị trường lao động thế giới.
Biết đọc, biết viết, biết làm toán mới chỉ là bước đầu của con đường học tập. Còn cả một chân trời kiến thức trước mắt mà học sinh, sinh viên cũng như mỗi người trong chúng ta cần tiếp tục tu dưỡng, rèn luyện. Mặc dù lao động Việt Nam được đánh giá là thông minh, cần cù, khéo léo, có trình độ, học vấn khá cao so với mức thu nhập quốc dân, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ của thế giới nhưng thực tế vẫn còn nhiều hạn chế, khi hầu hết kỹ năng mềm của lao động Việt Nam nằm ở mức trung bình hoặc yếu, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo.
Một trong những nguyên nhân của thực trạng trên là công tác giáo dục-đào tạo chưa thực sự phù hợp. Lao động trong nước vẫn chủ yếu là lao động phổ thông. Hoạt động vẫn chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp, cơ cấu nhân lực lao động còn nhiều bất cập.
Để đáp ứng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chúng ta cần đẩy mạnh huy động các nguồn lực đầu tư phát triển nguồn nhân lực, chú trọng đào tạo ngoại ngữ, làm việc đội/nhóm, rèn luyện kỷ luật... để hội nhập với thị trường lao động khu vực cũng như thế giới.
Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các trường, các cơ sở đào tạo đổi mới phương thức đào tạo, làm sao gắn việc đào tạo với thị trường, gắn cơ sở đào tạo với doanh nghiệp để sản phẩm của đào tạo phục vụ luôn được cho doanh nghiệp.
Xác định rõ việc xây dựng nguồn nhân lực là trách nhiệm của những nhà hoạch định; việc tổ chức, thực hiện chính sách là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Hướng đến nâng cao nhận thức và hành động về xây dựng xã hội học tập, thúc đẩy việc học tập suốt đời cho mọi người, nuôi dưỡng ước mơ phấn đấu trở thành công dân toàn cầu, đáp ứng được nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao.
HIỀN VINH
Tin mới
Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, chiều 4-4, Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Burundi đã tới thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (thuộc 2 phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội).
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan
Sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã có cuộc gặp làm việc với Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan - niềm tự hào không chỉ của Armenia mà còn của cả khu vực.
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 đến 6-4. Sáng 4-4, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Évariste Ndayishimiye.
Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam
Trưa 4-4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31-3 đến ngày 4-4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình
Trong các ngày 31-3 và 3-4, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì kỳ họp.