• Click để copy

Góc nhìn giáo dục: Phía sau hào quang nghề cao quý nhất

Tôi từng ước mơ trở thành nhà giáo, nhưng ước mơ đó tuột khỏi tầm tay. Số phận không cho tôi làm nhà giáo, song từ trong tình cảm, tiềm thức của mình, tôi vô cùng quý trọng nghề làm thầy.

Nghề nhà giáo đối với tôi, đó là nghề “đặc biệt của đặc biệt”. Ý nghĩa đặc biệt đầu tiên, đó là nghề kiến tạo, bồi đắp, vun trồng và hoàn thiện tính người cho mỗi con người trong xã hội. Ý nghĩa đặc biệt thứ hai, đó là nghề cung cấp, truyền thụ, trang bị kiến thức để giúp con người không ngừng tiến bộ về nhận thức, tư duy và tự biết làm giàu tri thức trong suốt cuộc đời mình.

Từ suy nghĩ ấy, tôi mang ý kiến này ra trao đổi với một người bạn thân hiện là giáo viên phổ thông. Người bạn cười bảo rằng, cậu làm nghề báo nên nói gì cũng đúng, cũng hay, nhưng sự thật thì bao giờ cũng có phần khắc nghiệt hơn thế cậu ạ. “Khắc nghiệt nghĩa là sao?”, tôi ngạc nhiên.

Góc nhìn giáo dục: Phía sau hào quang nghề cao quý nhất
 Ảnh minh họa: Vietnam+ 

Bạn tôi từ tốn giải thích: “Cũng như bao nghề khác trong xã hội, nghề giáo cũng là một sinh kế của con người. Mà đã là sinh kế thì có lúc cũng phải “vật lộn” để mưu sinh. Sự “vật lộn” này dẫu không nhọc nhằn, một nắng hai sương như người nông dân hay ngày ngày bám đường hứng bụi trên từng cây số như chị bán hàng rong, anh chạy xe ôm và người đi buôn thúng bán mẹt, nhưng ngày đêm cũng phải đau đáu trăn trở, suy ngẫm với từng câu chữ, từng trang giáo án, từng bài giảng, từng hành vi để làm sao cho mỗi lời nói, ánh mắt, cử chỉ của mình khi đứng trên bục giảng đủ sức lôi cuốn, lay động trái tim, khối óc học trò.

Như bao người khác, nhà giáo cũng phải đối mặt với nỗi lo “cơm áo gạo tiền” và giải quyết biết bao mối quan hệ trong xã hội. Khi đứng trên bục giảng, họ là người thầy có quyền dạy bảo, giáo dục người khác. Nhưng về nhà, họ sắm đủ thứ “vai”, nào là cha, là mẹ, là con, là cháu... mà vai nào cũng phải cố gắng làm tròn bổn phận để cho đúng đạo làm người, làm thầy. Còn ra xã hội, họ cũng chỉ là một công dân, song địa vị công dân của người thầy đòi hỏi họ phải luôn nghiêm ngắn, mô phạm, chuẩn mực.

Tất nhiên, khi mang bản tính “con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” với đủ cung bậc tâm trạng, cảm xúc “hỷ-nộ-ái-ố” nên có thể nhà giáo cũng có lúc thế này, thế khác. Nếu chẳng may mà lỡ lời, nhỡ miệng nói sai, nói hớ, nói buông thả vài ba câu cũng đủ để người đời săm soi, phán xét. Từ trong bản chất, hai chữ “sư phạm” nghĩa là thầy, là khuôn thước, là mẫu mực. Chấp nhận nghề làm thầy là chấp nhận làm tấm gương cả đời thì mới không bị hổ danh, mang tiếng hai chữ “người thầy”.

Tóm lại, làm nghề nhà giáo phải luôn biết tiết chế, kiểm soát bản thân để giữ sao cho tròn đức hạnh trong sáng của nghề “trồng người”! Đấy, cái sự khắc nghiệt của nghề nhà giáo chỉ người trong cuộc mới thấm thía thôi, đâu phải ai cũng thấu hiểu.  

Chia sẻ với tôi sự thật này, thêm một lần tôi thấu hiểu phía sau ánh hào quang của “Nghề cao quý nhất dưới ánh sáng mặt trời” (lời nhà giáo dục học nổi tiếng Jan Amos Komensky), là nỗi niềm riêng của các nhà giáo. Tuy vậy, tôi hiểu bạn tôi sẻ chia tâm tư nghề nghiệp như vậy cũng là một cách tự vấn mình phải có trách nhiệm hơn với nghề đã chọn để không làm tổn thương đến địa vị, danh hiệu cao quý của người thầy.

Vì tôi biết rằng, bạn tôi cũng như bao thầy, cô giáo khác, dù thấm thía với sự thật có phần gian truân của nghề nhà giáo nhưng vượt lên tất cả, trái tim họ vẫn vẹn nguyên với tình yêu thương con người, vẫn trọn vẹn một niềm tin sắt đá vào những giá trị cao cả mà sự nghiệp “trồng người” đã mang đến cho mỗi gia đình và toàn xã hội.

Bằng chứng là, trong khi không ít người vẫn cố gắng bám đuổi bằng được những nghề “hái ra tiền” để dễ trở nên giàu có, sung túc, thì bạn tôi và hàng vạn thầy, cô giáo từ thành thị đến nông thôn, từ miền núi hẻo lánh đến hải đảo xa xôi vẫn ngày ngày đến trường, bám lớp để truyền cảm hứng tình yêu cuộc sống, thắp sáng ước mơ, chắp cánh tương lai cho hàng triệu học trò.

THIỆN VĂN

Bài liên quan

Tin mới

Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, chiều 4-4, Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Burundi đã tới thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (thuộc 2 phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội).

Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan

Sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã có cuộc gặp làm việc với Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan - niềm tự hào không chỉ của Armenia mà còn của cả khu vực.

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 đến 6-4. Sáng 4-4, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Évariste Ndayishimiye.

Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam
Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Trưa 4-4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31-3 đến ngày 4-4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.

Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình
Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình

Trong các ngày 31-3 và 3-4, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì kỳ họp.