• Click để copy

Góc nhìn giáo dục: Không chỉ chờ cái tâm

Quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm vốn là chuyện gây tranh cãi. Ngay trong mỗi gia đình cũng đã mỗi người một ý, người ủng hộ, người phản đối dạy thêm, học thêm. Thậm chí, nhiều nhà quản lý, các chuyên gia giáo dục cũng loay hoay bởi những băn khoăn có nên hay không nên dạy thêm, học thêm.

Thực tế cho thấy, ở mặt tích cực, nhiều lớp dạy thêm, học thêm đã giúp nâng cao năng lực cho nhiều học sinh, tăng thu nhập cho giáo viên. Nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả những nước tiên tiến như Hàn Quốc, Singapore cũng vẫn cho phép dạy thêm, học thêm.

Thế nhưng ở chiều ngược lại, lạm dụng dạy thêm, học thêm lại khiến dư luận bức xúc, hình ảnh thầy cô bị méo mó trong mắt học sinh, phụ huynh. Các phân tích khoa học cho rằng, lý do để tồn tại dạy thêm, học thêm là nền giáo dục nặng về lý thuyết, áp lực kiểm tra, thi cử và tâm lý bằng cấp; giáo dục chưa dựa trên nền tảng tự học, học thật, thi thật; gây nên tình trạng thừa thầy, thiếu thợ; làm gia tăng tình trạng phân hóa giàu nghèo, bất công xã hội...

Có thể khẳng định, về lâu dài, dạy thêm, học thêm không có lợi cho hệ thống giáo dục nói riêng và xã hội nói chung.

Góc nhìn giáo dục: Không chỉ chờ cái tâm
 Ảnh minh họa: thanhnien.vn

Mới đây, trong công văn gửi các trường học trên địa bàn quản lý, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình (TP Hà Nội) yêu cầu hiệu trưởng các trường học trên địa bàn phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng dạy thêm, học thêm trái pháp luật. Nhà trường có cán bộ, giáo viên vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm thì không xét danh hiệu thi đua trong năm học. Trước đó, Vĩnh Phúc, Hải Phòng... cũng có những văn bản tương tự để việc dạy thêm, học thêm, liên kết giáo dục tại cơ sở giáo dục công lập phát huy hiệu quả thực chất, được sự đồng thuận cao của học sinh, phụ huynh.

Những quy định này cho thấy ngành giáo dục đã dần mạnh tay hơn với hoạt động dạy thêm, học thêm, không chỉ còn trông chờ vào cái tâm, đạo đức của người thầy. Thế nhưng bên cạnh các quy định mạnh tay, việc minh bạch hóa dạy thêm, học thêm để không gây ảnh hưởng đến chất lượng dạy chính khóa mới là "chìa khóa" biến dạy thêm, học thêm thành hoạt động có ích.

THỦY TÚ

Bài liên quan

Tin mới

Ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
Ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Sáng 12-11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành (1954-2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982/20-11-2024); đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Chính phủ đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Chính phủ đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân

Chiều 12-11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trả lời chất vấn, báo cáo làm rõ các vấn đề liên quan đến điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Báo chí và mạng xã hội: Cạnh tranh hay hợp tác?
Báo chí và mạng xã hội: Cạnh tranh hay hợp tác?

Đại biểu Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị) nêu quảng cáo là nguồn thu quan trọng của báo chí và trận địa cạnh tranh khốc liệt giữa báo chí với mạng xã hội, nhưng báo chí đang lép vế và thua trên sân nhà với 80% doanh thu quảng cáo "chảy" về mạng xã hội.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Đến tháng 6-2025, phủ sóng di động tất cả những vùng lõm sóng
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Đến tháng 6-2025, phủ sóng di động tất cả những vùng lõm sóng

Không có sóng di động ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người dân. Chính vì vậy, chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, nhiều đại biểu quan tâm tới các giải pháp xóa vùng lõm sóng viễn thông.

Hội nghị liên tịch giữa Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào)
Hội nghị liên tịch giữa Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào)

Sáng 12-11, tại Bộ CHQS tỉnh Kon Tum đã diễn ra Hội nghị liên tịch thường niên lần thứ XIX năm 2024 giữa Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào). Đại tá Nguyễn Thế Vinh, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Thiếu tướng Xokxay Phimmala, Chỉ huy trưởng Chính trị Bộ CHQS tỉnh Attapeu (Lào) đồng chủ trì hội nghị.

Kinh doanh giầy giả, Hộ kinh doanh bị xử phạt 16 triệu đồng
Kinh doanh giầy giả, Hộ kinh doanh bị xử phạt 16 triệu đồng

Đội QLTT số 2 Cục QLTT tỉnh Hải Dương vừa tổ chức giám sát việc tiêu huỷ 97 đôi giầy thể thao giả mạo nhãn hiệu “Adidas và hình” là tang vật trong vụ việc buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu.