• Click để copy

Góc nhìn giáo dục: Trang bị kỹ năng sinh tồn cho người dân

Trong thế giới đầy biến động ngày nay, để bảo đảm một cuộc sống an toàn và bền vững, con người cần được trang bị kỹ năng sinh tồn cần thiết.

Tin vui trong ngày 13-9 ở vùng lũ Làng Nủ, xã Phúc Khánh (Bảo Yên, Lào Cai) là hai hộ dân với 8 nhân khẩu được cho là mất tích do sạt lở đất đã trở về an toàn.

Trước đó, 17 hộ dân của thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu (Bắc Hà, Lào Cai) với hơn 70 nhân khẩu được tìm thấy trên đồi trong trạng thái khỏe mạnh... Sự việc tựa như một phép màu và phép màu ấy sẽ chẳng thể xảy ra nếu họ không nhanh nhạy, chủ động di dời trước diễn biến bất thường của thời tiết.

Góc nhìn giáo dục: Trang bị kỹ năng sinh tồn cho người dân
17 hộ dân của thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu (Bắc Hà, Lào Cai) với hơn 70 nhân khẩu được tìm thấy trên đồi trong trạng thái khỏe mạnh... Ảnh minh họa: qdnd.vn

Còn tại Bắc Giang, nhiều biện pháp phổ biến kiến thức và kỹ năng bảo đảm an toàn khi đối mặt với các tình huống thiên tai cho học sinh đã được Trường THCS Trần Nguyên Hãn chủ động triển khai trước bão lụt.

Câu chuyện cho thấy, ở một đất nước thường xuyên đối mặt với thiên tai như Việt Nam, việc trang bị kỹ năng sinh tồn cho mọi người, đặc biệt là học sinh-một trong những đối tượng dễ bị tổn thương nhất-không chỉ là nhu cầu cần thiết mà còn là yếu tố mang tính sống còn để bảo vệ người dân trước những thách thức ngày càng khắc nghiệt của thời tiết.

Thiên tai không chỉ là mối đe dọa nghiêm trọng đối với tính mạng và tài sản mà còn là bài kiểm tra về khả năng ứng phó của con người. Sự kiện bão Yagi đã làm lộ rõ những khoảng trống trong việc trang bị kỹ năng sinh tồn cho người dân.

Dù nhiều nơi đã có những nỗ lực phổ biến kiến thức cơ bản nhưng sự chuẩn bị này chưa đồng đều, chưa mang tính hệ thống và không đủ sâu rộng. Kỹ năng ấy không đơn thuần là khả năng phản ứng nhanh trong những tình huống nguy hiểm mà còn là hiểu biết về cách ứng phó với các nguy cơ từ thiên tai đến các tai nạn khác nhau trong cuộc sống. Thực tế cho thấy, khi đối mặt với tình huống nguy hiểm, nhiều người dân chưa thực sự biết cách xử lý để tự bảo vệ mình và giúp đỡ người khác. 

Thiên tai là điều không thể tránh khỏi, nhưng con người có thể chuẩn bị tốt hơn để chủ động đối mặt. Nhật Bản là một ví dụ điển hình, nơi động đất xảy ra thường xuyên và người dân luôn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Từ khi bước vào lớp 1, trẻ em Nhật Bản đã được giáo dục không chỉ kiến thức mà còn cả kỹ năng sinh tồn, bắt đầu bằng việc học cách đối phó với tình huống nguy hiểm.

Mỗi lứa tuổi, các em thực hành nhiều bài học khác nhau để hiểu rõ hơn về nguy cơ thiên tai, từ đó có thể phản ứng tự tin và nhanh nhạy hơn. Việc hiểu đất nước thường xuyên phải đối mặt với những thảm họa nào cũng dần giúp các em hình thành ý thức về trách nhiệm xã hội và chọn những ngành nghề có thể đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề của đất nước.

Trong thế giới đầy biến động ngày nay, để bảo đảm một cuộc sống an toàn và bền vững, con người cần được trang bị kỹ năng sinh tồn cần thiết. Giáo dục cần mở rộng hơn nữa để không chỉ tập trung vào việc giỏi học thuật mà còn giúp mọi người sẵn sàng đối mặt với những thử thách thực tế của cuộc sống. Những kỹ năng kết hợp giữa lý thuyết và trải nghiệm thực tế không nên chỉ tập trung ở những vùng chịu thiên tai mà cần được mở rộng đến cả khu vực đô thị, giúp người dân luôn có tâm thế chủ động. Khi đó, chúng ta mới có thể tạo dựng một tương lai an toàn và vững mạnh cho thế hệ tiếp theo.

THU HÀ

Bài liên quan

Tin mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025

Sáng 20-5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Phó thủ tướng chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025.

Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng

Ngày 19-5, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 67/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia

Sáng 19-5, kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thành trung tâm để chào mừng, phục vụ Triển lãm thành tựu của đất nước dịp 80 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 / 19-8-2025) và Quốc khánh 2-9 (2-9-1945 / 2-9-2025). Cùng đi có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, TP Hà Nội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội

Sáng 19-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu, từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa, TP Hà Nội.

Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Sáng 19-5, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.

Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu
Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu

Ngày 14/5/2025 Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Minh, địa chỉ tổ dân phố Lai Sơn, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với số tiền 46 triệu đồng về các hành vi vi phạm Buôn bán hàng hóa (mỹ phẩm) giả mạo nhãn hiệu, Kinh doanh hàng hóa (mỹ phẩm) nhập lậu, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm vi phạm trị giá 47 triệu đồng.