Góc nhìn nghị trường: Cần chủ động bảo đảm an ninh nguồn nước
Liên quan đến vấn đề bảo đảm an ninh nguồn nước, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, nguồn nước của Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng sụt giảm về trữ lượng do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nước sản sinh từ bên ngoài lãnh thổ. Vì vậy, Việt Nam cần có giải pháp để chủ động nguồn nước, không để phụ thuộc.
Đại biểu Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông) cho biết, Việt Nam có đến 63% nguồn nước đến từ ngoài lãnh thổ và phân bố không đều theo không gian và thời gian. Bên cạnh đó, tình trạng đắp đập làm thủy lợi, thủy điện, lấp ao, hồ, sông, suối để phát triển đô thị, khu công nghiệp, du lịch, dịch vụ... dẫn tới hầu hết các con sông chính ở Việt Nam đều bị ô nhiễm ở những mức độ khác nhau. Những thực trạng trên là thách thức lớn đối với vấn đề an ninh nguồn nước của nước ta cả trước mắt và lâu dài.
![]() |
Ảnh minh họa: TTXVN |
Thời gian qua, Việt Nam đã tích cực, chủ động tham gia các điều ước quốc tế để góp phần bảo đảm an ninh nguồn nước như tham gia hoạt động của Ủy hội sông Mê Công và hợp tác Mê Công-Lan Thương (cơ chế có sự tham gia của 6 quốc gia ven dòng sông Mê Công-Lan Thương là Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Trung Quốc). Tuy nhiên, các cơ chế hợp tác nói trên theo tinh thần tự nguyện, tính chất pháp lý chưa chặt chẽ.
Trong Ủy hội sông Mê Công, hai nước quan trọng là Trung Quốc và Myanmar lại không tham gia. Các thành viên Ủy hội sông Mê Công cũng tham gia hợp tác Mê Công-Lan Thương, tham gia vào các định chế và thỏa thuận quốc tế như vấn đề giao thông thủy hoặc vấn đề quản lý các dòng sông; còn việc liên quan đến quản lý, chia sẻ, tổng hợp nguồn nước và tăng cường pháp lý, trách nhiệm của mỗi bên đang gặp nhiều khó khăn.
Do đó, Việt Nam cần có lộ trình để đàm phán hợp tác, tìm ra vấn đề các bên cùng quan tâm, như: Cơ sở dữ liệu, quan trắc, hoạt động chia sẻ, ứng phó với biến đổi khí hậu và thiên tai, bảo đảm an ninh nguồn nước... Việt Nam cũng cần kiên trì, đưa ra sáng kiến, lộ trình từng bước để các nước tiến tới thỏa thuận chung với tính pháp lý cao hơn.
Mặt khác, để chủ động bảo đảm an ninh nguồn nước, các cơ quan chức năng và địa phương cần thực hiện phương châm "4 tại chỗ" gồm: Sinh thủy tại chỗ; giữ nước tại chỗ; bảo vệ tại chỗ; điều hành, vận hành, phân phối tại chỗ. Trong đó, sinh thủy tại chỗ là khoanh nuôi, bảo vệ, trồng rừng bằng hệ thống cây bản địa, giữ và mở rộng, nâng cao chất lượng rừng đầu nguồn và hạn chế trồng rừng kinh tế đối với loại cây kém sinh thủy, hủy hoại và bào mòn đất đai. Bên cạnh đó, Việt Nam cần đầu tư nghiên cứu khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ lọc nước biển, nước lợ làm nước ngọt tại chỗ.
LA DUY
Tin mới
Phát hiện, ngăn chặn 1.500 kg chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/05/2025 về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; căn cứ chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn và Chi cục Quản lý thị trường.
Cao Bằng: Kiểm tra, thu giữ gần 1,4 tấn nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng vừa phối hợp Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh; Đội Kiểm soát Hải quan, Chi cục Hải quan Khu vực VI; Công an xã Tri Phương, huyện Trùng Khánh thu giữ gần 1,4 tấn nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Xử phạt 18 triệu đồng đối với hộ kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ và nhập lậu
Ngày 20/5, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2, Chi cục QLTT tỉnh Ninh Bình vừa tiến hành kiểm tra tại Hộ kinh doanh Đinh Văn Cương (Tổ dân phố Ghềnh, phường Yên Bình, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình).
Phát hiện, tiêu hủy 1 tấn chả chay không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Chi cục QLTT tỉnh Phú Yên vừa ban hành quyết định xử phạt ông V.Đ.T với số tiền 17.000.000 đồng và buộc tiêu hủy 1.000 kg thực phẩm là chả chay không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tỷ phú Elon Musk lên kế hoạch rút lui khỏi chính trường Mỹ
Ngày 20-5, tỷ phú Elon Musk cho biết ông sẽ tiếp tục đảm nhiệm vai trò Giám đốc điều hành của Tesla trong ít nhất 5 năm tới, đồng thời có kế hoạch cắt giảm chi tiêu cho các hoạt động chính trị nhằm xoa dịu mối lo ngại của một số nhà đầu tư về tương lai của nhà sản xuất xe điện có giá trị nhất thế giới.
Mỹ công bố kế hoạch phòng thủ tên lửa có tổng kinh phí 175 tỷ USD
Ngày 20-5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa "Vòm Vàng" (Golden Dome), với tổng kinh phí lên tới 175 tỷ USD, dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động trước khi kết thúc nhiệm kỳ của ông.