• Click để copy

Góp ý thực tâm, tiếp thu thực chất

Bấy lâu nay, hầu như các cấp, các ngành, các cơ quan quản lý nhà nước trước khi ban hành (hay sửa đổi, bổ sung) chủ trương, chính sách, cơ chế, quy định nào cũng đều lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học và những đối tượng liên quan trực tiếp hay chịu sự tác động của chủ trương, chính sách, quy định đó.

Cái hay của việc làm này là huy động, phát huy được trí tuệ tập thể, vì càng có nhiều đóng góp ý kiến, cơ quan soạn thảo và người có thẩm quyền càng có cơ hội tiếp cận, chọn lọc được những ý kiến xác đáng, phù hợp để hoàn thiện văn bản. Cũng nhờ đó mà giá trị khoa học, giá trị thực tiễn, giá trị nhân văn của chủ trương, chính sách trở nên hoàn thiện hơn và phản ánh đúng quy luật cuộc sống, quy luật phát triển xã hội.

Góp ý thực tâm, tiếp thu thực chất

 Ảnh minh họa. Ảnh: dantri.com.vn.

Vấn đề mấu chốt là ở chỗ: Người góp ý có thực tâm không? Cơ quan xây dựng, soạn thảo văn bản và người có thẩm quyền tiếp thu có thực chất không? Nói ra điều này vì thời gian qua, nhiều nơi, nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều người không quan tâm đúng mức đến cả việc góp ý và tiếp thu. Người góp ý (bao gồm cơ quan cấp dưới, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có liên quan) đôi khi có cảm giác bị “bội thực” vì nhiều văn bản của cấp trên gửi xuống yêu cầu cấp dưới đóng góp ý kiến, nhưng hoặc do thiếu thời gian nghiên cứu, hoặc do tâm lý “mình ý kiến liệu cấp trên có tiếp thu không”, vì thế chỉ đóng góp qua loa, đại khái, cốt cho xong việc. Trong khi đó, cơ quan cấp trên, mà chủ yếu là bộ phận tham mưu cho cấp trên xây dựng, soạn thảo văn bản lại xem nhẹ, thậm chí làm ngơ, không rà soát, xem xét kỹ lưỡng các ý kiến đóng góp của cấp dưới nên văn bản sau khi ban hành cơ bản vẫn như ban đầu.

Đó là biểu hiện góp ý không thực tâm, tiếp thu không thực chất. Nói thẳng ra đây chính là bệnh hình thức trong quy trình xây dựng, soạn thảo, góp ý chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật còn tồn tại trong một bộ phận cơ quan công quyền ở nước ta hiện nay. Đó là một trong những lý do giải thích vì sao một số văn bản, quy định của nhiều bộ, ngành, cơ quan và chính quyền địa phương ban hành chưa ráo mực đã không phát huy hiệu lực, hiệu quả, thậm chí phải sớm thu hồi vì không phù hợp với thực tiễn cuộc sống.

Cá biệt có bộ luật, có điều luật được chuẩn bị kéo dài hàng năm trời, với hàng chục cơ quan liên quan có ý kiến, hàng trăm người góp ý, nhưng cuối cùng cũng không được Quốc hội thông qua vì ít nhiều có biểu hiện cài cắm lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ của chính cơ quan xây dựng, soạn thảo luật. Theo các chuyên gia luật, trong khi người góp ý không xuất phát từ tấm lòng trung thành với lợi ích Tổ quốc, lợi ích nhân dân, lợi ích cho số đông, mà người có thẩm quyền (cơ quan có trách nhiệm) lại không thực lòng tiếp thu ý kiến thật sự xác đáng, tâm huyết của các chuyên gia, các nhà khoa học thì những bộ luật, điều luật sẽ rơi vào tình trạng “chưa nở đã tàn” là đương nhiên.

Nếu để bệnh hình thức tiếp tục tồn tại trong quy trình xây dựng, soạn thảo, lấy ý kiến góp ý, hoàn thiện chủ trương, chính sách ở các cấp, các ngành, các cơ quan quản lý nhà nước thì không chỉ làm lãng phí thời gian, công sức (vì nhiều người đóng góp ý kiến nhưng không thực tâm, người có trách nhiệm tiếp thu không thực chất), mà còn tạo ra nguy cơ lãng phí niềm tin trong xã hội. Gọi là “lãng phí niềm tin” bởi lẽ niềm tin của nhân dân, niềm tin của xã hội vô hình trung bị hao tổn vào những quyết sách, văn bản quy phạm pháp luật thiếu tính khả thi trong thực tiễn. Đây là mầm mống có thể gây bất ổn tâm lý xã hội mà các nhà xã hội học từng cảnh báo nên không thể xem thường.

Góp ý thực tâm, tiếp thu thực chất vừa là phương pháp làm việc khoa học, vừa là thái độ ứng xử khôn ngoan để tạo tiền đề cho ra đời những chủ trương, quyết sách đúng đắn, khả thi, vừa là một cách phòng ngừa, giảm thiểu những văn bản quy định theo kiểu “chính sách trên trời, cuộc đời dưới đất” như một đại biểu Quốc hội từng thẳng thắn nêu ra.

NGÔ DƯƠNG

Bài liên quan

Tin mới

Khai trương Mô hình quản trị thông minh tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Khai trương Mô hình quản trị thông minh tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trong chuỗi các sự kiện chào mừng 75 năm ngày truyền thống, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức lễ khai trương "Mô hình quản trị thông minh tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh", khởi động tiến trình chuyển đổi số toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong việc đào tạo cán bộ theo định hướng Chính phủ số.

Thành phố Hồ Chí Minh khởi tố 2 đối tượng có hành vi gây rối nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh khởi tố 2 đối tượng có hành vi gây rối nhằm lật đổ chính quyền nhân dân

Ngày 20-9, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Thị Hường, Trần Văn Linh về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 109, Bộ Luật Hình sự năm 2015. Các quyết định và lệnh trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phê chuẩn.

Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang): Bắt đối tượng lừa đảo trên mạng xã hội
Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang): Bắt đối tượng lừa đảo trên mạng xã hội

Sáng 20-9, Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, đơn vị đã ra quyết định tạm giữ một đối tượng để điều tra, làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bệnh viện Quân y 5 thành lập Tổ công tác xã hội
Bệnh viện Quân y 5 thành lập Tổ công tác xã hội

Sáng 20-9, Bệnh viện Quân y 5 công bố quyết định và ra mắt Tổ Công tác xã hội trực thuộc Ban Tham mưu-Hành chính.

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có ý nghĩa lịch sử với quan hệ Việt Nam-Cuba
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có ý nghĩa lịch sử với quan hệ Việt Nam-Cuba

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, từ ngày 21 đến 27-9, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, sau đó, thăm cấp Nhà nước tới Cuba theo lời mời của Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez cùng Phu nhân.

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024
Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Sáng 20-9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban CHQS quận Tây Hồ (TP Hà Nội) tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.