• Click để copy

Hà Nội: Bảo đảm công khai minh bạch về quản lý, sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố

Ngày 19-2, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Đề án của UBND thành phố Hà Nội về quản lý, khai thác, sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố. Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương, đại diện các sở, ngành liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học dự hội nghị.

Tại hội nghị, Tiến sĩ Lê Văn Hoạt, nguyên Phó chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội nhận định, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố là cần thiết, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đáp ứng nhu cầu phục vụ trông giữ xe, kinh doanh nhỏ… mà không trái với quy định của Chính phủ. Việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố ở những nơi có điều kiện đã đặt ra từ lâu, nhưng diễn biến khá phức tạp, hiện tại vẫn còn những ý kiến trái chiều. Một số văn bản quy định vấn đề này đã cũ, không phù hợp với thực tiễn. Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng đề án là hoàn toàn cần thiết, đúng với chức năng nhiệm vụ thẩm quyền.

Cơ bản đồng tình, đánh giá cao công tác chuẩn bị của cơ quan soạn thảo, tuy nhiên, để tiếp tục hoàn thiện Đề án, Tiến sỹ Lê Văn Hoạt đề xuất một số nội dung. Cụ thể là: Bản dự thảo đề án có dung lượng lớn, nên trình bày khái quát, ngắn gọn, rút gọn trọng tâm hơn; cần rà soát, bổ sung các nguyên tắc sử dụng lòng đường, hè phố. Đồng thời cần bổ sung thêm vấn đề phát huy vai trò của các hộ dân có nhà mặt phố trong việc sử dụng khai thác hiệu quả lòng, hè phố, đảm bảo văn minh đô thị; nêu cụ thể hơn những kiến nghị, nội dung đối với Chính phủ, tập trung vào các giải pháp thiết thực có liên quan đến vấn đề sử dụng, khai thác một phần lòng, hè phố….

Hà Nội: Bảo đảm công khai minh bạch về quản lý, sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố
  Ảnh minh họa: TTXVN

Thống nhất ý kiến với các chuyên gia, nhà khoa học góp ý tại hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương đề nghị Sở Xây dựng Hà Nội tiếp thu ý kiến để hoàn thiện Đề án. Trong đó cần cập nhật các nội dung văn bản mới, luật mới, nhất là Luật Thủ đô, đồng thời thực hiện tốt việc tuyên truyền đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức và người dân để tạo sự đồng thuận trong xã hội.

Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Thế Công cho biết, đối với việc khai thác, sử dụng tạm thời một phần hè phố để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ, để kinh doanh, phát triển kinh tế đô thị, du lịch, kinh tế đêm, có tiêu chí là hè phố phải rộng tối thiểu 3m (trừ trường hợp đặc biệt trong khu vực phố cổ). Bề rộng hè phố đảm bảo từ 3m trở lên để đáp ứng cho người đi bộ 1,5m, bố trí hạ tầng kỹ thuật, một phần để kinh doanh và trông giữ phương tiện. Đối với khu phố cổ, cho phép hè phố có chiều rộng nhỏ hơn 3m được kinh doanh trong thời gian tổ chức không gian đi bộ hoặc thời gian khác được UBND quận cấp phép.

Hè phố đủ điều kiện để kinh doanh cần đảm bảo nhu cầu đỗ xe của khách. Nếu hộ kinh doanh không có chỗ đỗ xe cho khách thì có thể xem xét khi đảm bảo một trong các yêu cầu như: Từ địa điểm kinh doanh đến bãi đỗ xe gần nhất không quá 500m hoặc khoảng cách từ địa điểm kinh doanh đến ga, bến xe công cộng gần nhất không quá 500m. Đối với các vỉa hè có bề rộng lớn hơn 4m mà không tổ chức kinh doanh, UBND cấp huyện có thể cấp phép trông giữ phương tiện xe máy tùy theo nhu cầu của từng khu vực, đảm bảo không lấn chiếm vỉa hè dành cho người đi bộ (tối thiểu 1,5m)...

Đối với tiêu chí về việc tổ chức trông giữ phương tiện giao thông đường bộ dưới lòng đường, phố, điều kiện cần gồm: Không trông giữ phương tiện trên tuyến quốc lộ đi qua đô thị; không gây cản trở cho các phương tiện giao thông; không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và các hoạt động bình thường của tổ chức, hộ gia đình hai bên đường phố.

Đối với đường tổ chức giao thông hai chiều, mặt cắt ngang lòng đường tối thiểu là 10,5m thì cho phép trông giữ xe một bên; tối thiểu là 14,0m thì cho phép trông giữ xe hai bên.

Đối với đường tổ chức giao thông một chiều, mặt cắt ngang lòng đường tối thiểu là 7,5m thì cho phép trông giữ xe bên phải phần xe chạy...

Điều kiện đủ gồm: Liên ngành Sở Giao thông vận tải, Công an thành phố, UBND cấp huyện có liên quan tổ chức kiểm tra các điều kiện về trật tự, an toàn giao thông và thống nhất, đề xuất UBND thành phố; thuộc Danh mục các tuyến đường, phố đủ điều kiện sử dụng tạm thời lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ theo quyết định phê duyệt của UBND thành phố (phê duyệt tại Phụ lục 7, Quyết định số 6440/QĐ-UBND ngày 16-12-2024 trên cơ sở Tờ trình của Sở Giao thông vận tải); được cơ quan có thẩm quyền (Sở Giao thông vận tải, UBND cấp huyện) cấp phép sử dụng tạm thời lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ...

TTXVN

Bài liên quan

Tin mới

Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng
Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng

Chiều 20/5, dưới sự giám sát của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng tại các tuyến phố du lịch trung tâm Thành phố.

Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.
Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận vừa tiến hành xác minh và tổ chức kiểm tra đột xuất cơ sở bán hàng online qua các kênh zalo, Facebook, phát hiện lượng lớn quần áo vi phạm.

Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương
Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương

Ngày 19/5/2025, Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh B.V.P có địa chỉ tại Khối 11, thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương với mức phạt tiền 10 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu.

Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 19/5/2025 của UBND tỉnh Lào Cai mở cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai và chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai mở đợt cao điểm đấu tranh, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuốc, sữa, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025.

Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ
Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ

Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Ninh Bình kiểm tra và xử lý cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em có hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu và kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh
Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh

Trong thời gian từ ngày 14 đến 21/5/2025, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu số 1 và Hải quan khu vực VI liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Chi Ma (tỉnh Lạng Sơn).