• Click để copy

Hà Nội quyết tâm trả lại vỉa hè sạch đẹp cho người đi bộ

Theo kế hoạch vừa được Ban chỉ đạo 197 thành phố Hà Nội ban hành, năm 2023, lực lượng chức năng sẽ tổng kiểm tra, kiên quyết đấu tranh, lập lại trật tự đô thị, trả lại vỉa hè phong quang, sạch đẹp cho người đi bộ.

Nhức nhối lấn chiếm vỉa hè, lòng đường

Thời gian qua, chính quyền thành phố Hà Nội đã nhiều lần ra quân giành lại vỉa hè cho người đi bộ. Tuy nhiên, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi kinh doanh, trông giữ phương tiện vẫn diễn ra ngang nhiên ở nhiều con đường, tuyến phố. Người đi bộ buộc phải xuống lòng đường tham gia giao thông cùng với ô tô, xe máy.

“Chúng tôi mong muốn chính quyền trả lại vỉa hè về đúng chức năng của nó - dành cho người đi bộ. Tôi không hiểu vì sao chính quyền thành phố loay hoay mãi vẫn chưa giải quyết được vấn đề lấn chiếm vỉa hè”, ông Nguyễn Văn Nọi ở phố Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội bức xúc cho biết.

Ông Nguyễn Văn Nọi cho biết thêm, dù không ít lần chứng kiến cảnh giằng co, van nài, ngăn cản, xử phạt tại chỗ của lực lượng chức năng với người vi phạm; xe tải chở đồ bày bán trên vỉa hè bị tịch thu, xe ô tô bị cẩu đi vì đậu không đúng nơi quy định; xe gầu múc phá dỡ mái che, bậc thềm xây lấn vỉa hè...; tuy nhiên, nhiều đoạn vỉa hè vừa giải tỏa xong chỉ sau một thời gian ngắn lại bị "tái chiếm".

Tại hầu hết các tuyến phố ở quận Hoàn Kiếm, hàng hóa, xe cộ không chỉ chiếm trọn vỉa hè mà còn tràn xuống lòng đường, vừa gây mất mỹ quan đô thị, vừa gây mất an toàn giao thông. Bà Nancy - một Việt kiều Mỹ đến phố cổ Hà Nội tham quan, cho biết đã có người bạn đi cùng đoàn gặp nạn khi phải đi bộ chung đường với ô tô và xe máy.

“Phải đi dưới lòng đường, chúng tôi cảm thấy không an toàn, vì xe ô tô và xe máy chạy rất ẩu. Nhiều khi tôi bị giật mình vì tiếng còi xe, thậm chí té ngã. Đi xuống lòng đường, nhiều chỗ mấp mô, có người bạn của tôi đã bị vấp ngã”, bà Nancy chia sẻ.

Hà Nội quyết tâm trả lại vỉa hè sạch đẹp cho người đi bộ

Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội trực tiếp chỉ đạo xử lý lấn chiếm vỉa hè. 

Kiến trúc sư Trần Huy Ánh, Ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội thừa nhận rất khó để có giải pháp cho vấn nạn lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. Tuy nhiên, đây là việc phải làm để bảo đảm an toàn cho người đi bộ và mỹ quan đô thị. “Việc giành lại vỉa hè cho người đi bộ nói rằng khó thì muôn vàn sự khó. Nhưng nếu quyết tâm thì chúng ta sẽ làm được”, Kiến trúc sư Trần Huy Ánh quả quyết.

Còn theo đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, khi đã ban hành kế hoạch cụ thể, rõ ràng thì khâu tổ chức thực hiện không được "đầu voi, đuôi chuột"; không để lúc ra quân thì rầm rộ, mới thực hiện thì quyết liệt nhưng sau đó thì "chùn bước" để vỉa hè lại tiếp tục bị chiếm dụng. Điều này nếu lặp lại như chiến dịch năm 2017 sẽ làm thành phố mất uy tín với người dân.

Quyết liệt các biện pháp

Vỉa hè không chỉ là không gian dành cho người đi bộ mà còn là “bộ mặt” thể hiện trật tự đô thị và trình độ văn minh, phát triển của một thành phố. Giành lại vỉa hè là việc làm khó nhưng không phải là nhiệm vụ “bất khả thi”.

Trong kế hoạch tổng kiểm tra, xử lý, giải quyết vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng trên địa bàn, Ban chỉ đạo 197 thành phố Hà Nội giao Công an thành phố hàng tháng tập hợp những tồn tại, hạn chế của các sở, ngành, ban chỉ đạo 30 quận, huyện, thị xã. Trên cơ sở đó, Công an thành phố phối hợp với Sở Nội vụ Hà Nội đề xuất hình thức xử lý đối với tập thể, cá nhân vi phạm; đề xuất các hình thức xử lý theo quy định, báo cáo UBND thành phố.

Đồng thời, kiến nghị Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố không duyệt đề xuất các hình thức thi đua, khen thưởng đối với các cá nhân, đơn vị có tồn tại, hạn chế trong thực hiện kế hoạch này.

Hà Nội quyết tâm trả lại vỉa hè sạch đẹp cho người đi bộ

Lực lượng công an phường, dân phòng xử lý các trường hợp lấn chiếm vỉa hè. 

Ngoài ra, Công an thành phố Hà Nội có nhiệm vụ đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc khi thực hiện kế hoạch tổng kiểm tra, xử lý vi phạm.

Cùng với đó, Ban chỉ đạo 197 thành phố Hà Nội cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan duy trì chế độ báo cáo kết quả thực hiện theo từng tuần, từng tháng ở mỗi giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 (kể từ khi triển khai kế hoạch đến hết ngày 28-2), thành phố yêu cầu đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành các quy định; ký cam kết tự nguyện chấm dứt vi phạm, khắc phục hậu quả, trả lại nguyên trạng hè phố, lòng đường. Giai đoạn 2 (từ ngày 1 đến ngày 31-3), các thành viên Ban chỉ đạo đồng loạt ra quân tổng kiểm tra, xử lý vi phạm trên lĩnh vực phụ trách. Giai đoạn 3 (từ ngày 1-4 đến 1-11), các lực lượng, đơn vị tiếp tục thực hiện, duy trì các biện pháp tuyên truyền, kiểm tra, xử lý theo chức năng, nhiệm vụ được giao; kiên quyết không để vi phạm tái diễn.

UBND thành phố cũng chỉ đạo các cơ quan đơn vị cần tuyên truyền, phát động toàn dân tham gia phát hiện, phản ánh, cung cấp thông tin các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng, vệ sinh môi trường trên địa bàn nơi cư trú, học tập, làm việc; trong đó tập trung vào các vi phạm dễ nhận diện như: Ô tô đi vào đường cấm, đi ngược chiều, đi vào làn khẩn cấp trên đường cao tốc, vượt đèn đỏ, dừng, đỗ không đúng nơi quy định...

Ban chỉ đạo 197 quận, huyện, thị xã; Ban chỉ đạo 197 xã, phường, thị trấn cần xây dựng kênh thông tin tiếp nhận thông tin, phản ánh của người dân về các hành vi vi phạm (có thể sử dụng facebook hoặc zalo), mọi thông tin trên kênh tiếp nhận phải đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ bí mật nhà nước để thông báo rộng rãi đến toàn bộ người dân trên địa bàn (hoàn thành trước ngày 20-02-2023). Cử cán bộ thường xuyên khai thác để đề xuất xác minh, xử lý, giải quyết các vi phạm; kết nối với cán bộ theo dõi địa bàn của Thường trực Ban chỉ đạo 197 Thành phố để theo dõi, tập hợp.

Theo đại biểu Quốc hội khóa XIII Bùi Thị An (Hà Nội), việc Ban chỉ đạo ban hành kế hoạch đã thể hiện quyết tâm giữ thẩm mỹ cho Hà Nội, trong đó có việc trả lại vỉa hè phong quang, sạch đẹp cho người đi bộ; để Hà Nội thực sự văn hiến, văn minh, hiện đại.

Bài, ảnh: LINH HÂN

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.