Hà Nội triển khai xây dựng Đề án vị trí việc làm trong các cơ quan
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 96/KH-UBND triển khai xây dựng Đề án vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND thành phố Hà Nội.
Kế hoạch nêu rõ, mục đích xây dựng Đề án là làm cơ sở để cơ quan, đơn vị rà soát lại cơ cấu tổ chức, cách thức bố trí, phân công nhiệm vụ cho các phòng, ban, đơn vị trực thuộc; xác định vị trí việc làm trong tổ chức gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Sắp xếp, bố trí lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị phù hợp, bảo đảm cơ cấu ngạch, chức danh nghề nghiệp hợp lý, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
Căn cứ Đề án vị trí việc làm được phê duyệt, cơ quan, đơn vị thực hiện tuyển dụng, quản lý, đào tạo, kiểm tra, đánh giá, quy hoạch, nâng ngạch, thăng hạng, đào tạo, bồi dưỡng… đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và tiến tới cải cách tiền lương hiệu quả.
![]() ![]() |
Công chức bộ phận một cửa UBND xã Mai Lâm (huyện Đông Anh, Hà Nội) tiếp nhận giải quyết hồ sơ hành chính cho người dân. |
UBND Thành phố yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành và chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai nghiên cứu, quán triệt các nội dung của Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 1-6-2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức; nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10-9-2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản liên quan đến toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý. Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND thành phố tổ chức triển khai nghiên cứu, quán triệt các nội dung của Nghị định số 106/2020/NĐ-CP và các văn bản liên quan đến toàn thể đội ngũ viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý.
Đối với các cơ quan, tổ chức hành chính, UBND Thành phố yêu cầu thực hiện rà soát, xác định danh mục vị trí việc làm và xây dựng cơ cấu ngạch của các sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy sau khi được kiện toàn theo Nghị định số 107/2020/NĐ-CP, Nghị định số 108/2020/NĐ-CP và mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Xây dựng Đề án vị trí việc làm của các đơn vị theo quy định tại Nghị định số 62/2020/NĐ-CP và hệ thống các biểu mẫu theo thông tư hướng dẫn của các bộ chuyên ngành. Tập trung xây dựng bản mô tả công việc và khung năng lực của từng vị trí việc làm, trên cơ sở đó làm căn cứ để xây dựng phương án sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức cho phù hợp.
Đối với các đơn vị sự nghiệp, thực hiện rà soát, xác định danh mục vị trí việc làm và xây dựng cơ cấu chức danh nghề nghiệp của các đơn vị sự nghiệp công lập cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy sau khi được kiện toàn theo Nghị định số 120/2020/NĐ-CP và mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động, phạm vi, đối tượng phục vụ, quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Xây dựng Đề án vị trí việc làm của các đơn vị theo quy định tại Nghị định số 106/2022/NĐ-CP, hệ thống các biểu mẫu theo Thông tư số 12/2022/TT-BNV công việc và khung năng lực của từng vị trí việc làm, trên cơ sở đó làm căn cứ để xây dựng phương án sắp xếp đội ngũ viên chức, người lao động cho phù hợp.
Về trình tự thực hiện, các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND thành phố xây dựng Đề án vị trí việc làm, gửi Sở Nội vụ thẩm định, phê duyệt hoặc Sở Nội vụ có ý kiến về Đề án vị trí việc làm trước khi các cơ quan, đơn vị ban hành quyết định theo thẩm quyền.
Trong thời hạn theo quy định của pháp luật, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Nội vụ có trách nhiệm hoàn thành việc thẩm định và ban hành: Quyết định phê duyệt Đề án vị trí việc làm đối với cơ quan, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên; văn bản cho ý kiến đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên để đơn vị ban hành quyết định phê duyệt theo thẩm quyền.
Sau khi có quyết định phê duyệt Đề án vị trí việc làm, các cơ quan, đơn vị thực hiện rà soát biên chế, số lượng người làm việc bảo đảm tỷ lệ tinh giản theo giai đoạn 2023-2026; thực hiện việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng, quy hoạch, nâng ngạch, thăng hạng, đào tạo, bồi dưỡng… đội ngũ công chức, viên chức, người lao động thuộc cơ quan, đơn vị theo Đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt.
UBND Thành phố yêu cầu, khi thông tư của các bộ chuyên ngành có liên quan ban hành, các cơ quan, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy và phạm vi, tính chất nhiệm vụ được giao, rà soát, xây dựng Đề án vị trí việc làm của cơ quan, đơn vị theo hướng dẫn của Sở Nội vụ. Từ thời điểm thông tư của các bộ chuyên ngành có liên quan bắt đầu có hiệu lực, chậm nhất trong 30 ngày làm việc, cơ quan, đơn vị trình Đề án vị trí việc làm, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
Sở Nội vụ ban hành các văn bản hướng dẫn các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND thành phố triển khai thực hiện Đề án vị trí việc làm; kiểm tra, đôn đốc việc hoàn thiện Đề án theo quy định hiện hành, bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy và mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động của cơ quan, đơn vị; tổng hợp, báo cáo UBND thành phố kết quả thực hiện của các đơn vị. Sở Nội vụ cũng có nhiệm vụ tham mưu UBND thành phố đánh giá xếp loại người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố trong thực hiện nhiệm vụ được giao về hoàn thiện Đề án vị trí việc làm của cơ quan, đơn vị.
Tin, ảnh: LINH HƯƠNG
Tin mới
Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng
Chiều 20/5, dưới sự giám sát của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng tại các tuyến phố du lịch trung tâm Thành phố.
Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận vừa tiến hành xác minh và tổ chức kiểm tra đột xuất cơ sở bán hàng online qua các kênh zalo, Facebook, phát hiện lượng lớn quần áo vi phạm.
Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương
Ngày 19/5/2025, Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh B.V.P có địa chỉ tại Khối 11, thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương với mức phạt tiền 10 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu.
Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 19/5/2025 của UBND tỉnh Lào Cai mở cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai và chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai mở đợt cao điểm đấu tranh, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuốc, sữa, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025.
Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ
Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Ninh Bình kiểm tra và xử lý cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em có hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu và kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh
Trong thời gian từ ngày 14 đến 21/5/2025, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu số 1 và Hải quan khu vực VI liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Chi Ma (tỉnh Lạng Sơn).