Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ phản ứng về vụ phóng mới nhất của Triều Tiên
Sáng 13-4, Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ đã đưa ra phản ứng sau vụ phóng trước đó cùng ngày của Triều Tiên. Những nước này cho rằng vật thể bay trong vụ phóng là một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM).
Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã trao công hàm phản đối. Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasukazu Hamada cho biết vật thể bay "có thể là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa" và không rơi xuống Vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản. Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cũng xác nhận vật thể bay "không rơi vào lãnh thổ Nhật Bản". Chính phủ Nhật Bản đã ban bố lệnh sơ tán khẩn cấp đối với người dân sống tại khu vực phía Bắc Hokkaido ngay sau khi có thông tin về vụ phóng để đề phòng rủi ro về sinh mạng. Tuy nhiên, cảnh báo sơ tán đã được rút lại sau đó, khi các phân tích sâu hơn cho thấy không có khả năng tên lửa rơi xuống lãnh thổ Nhật Bản. Tokyo khẳng định các quyết định trên là "phù hợp và không phải sai sót".
Trong khi đó, Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) Hàn Quốc cũng đã triệu tập một cuộc họp. NSC cho rằng hành động này tiềm ẩn nguy cơ "làm leo thang căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên và trong khu vực", qua đó hối thúc Bình Nhưỡng chấm dứt những động thái mà họ cho là "không có lợi cho hòa bình và sự ổn định trên Bán đảo Triều Tiên".
Theo quân đội Hàn Quốc, Triều Tiên dường như đã thử ICBM thế hệ mới sử dụng nhiên liệu rắn. Nếu điều này được xác nhận, đây sẽ là một bước đột phá về kỹ thuật trong chương trình phát triển vũ khí của Bình Nhưỡng. Tất cả các ICBM từng được biết đến của Bình Nhưỡng đều sử dụng nhiên liệu lỏng và ICBM nhiên liệu rắn có thể phóng từ đất liền hoặc từ tàu ngầm.
![]() |
Truyền thông Hàn Quốc đưa tin về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên tại Seoul, ngày 13-4-2023. Ảnh: TTXVN. |
Báo cáo của quân đội Hàn Quốc nêu rõ họ đã "phát hiện một tên lửa đạn đạo tầm trung hoặc xa hơn được phóng từ khu vực Bình Nhưỡng lúc 7 giờ 23 phút sáng 13-4 (giờ địa phương)". Tên lửa được phóng đi theo quỹ đạo nghiêng - thường được thực hiện để tránh bay qua các nước láng giềng - và "đã bay 1.000km trước khi rơi xuống vùng biển phía Đông". Quân đội Hàn Quốc cho biết họ đang trong tình trạng báo động cao và phối hợp chặt chẽ với Mỹ.
Từ Washington, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Adrienne Watson nêu rõ cánh cửa ngoại giao vẫn mở và hối thúc Triều Tiên lựa chọn cam kết ngoại giao.
Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ đánh giá vụ phóng mới nhất của Triều Tiên không phải là mối đe dọa tức thì đối với công dân và lãnh thổ nước này, cũng như đối với các nước đồng minh của Washington.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc thông báo các đặc phái viên hạt nhân của nước này, Mỹ và Nhật Bản đã điện đàm về diễn biến mới này. Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Hàn Quốc Kim Gunn cùng những người đồng cấp Mỹ và Nhật Bản, ông Sung Kim và ông Takehiro Funakoshi, đã bày tỏ quan ngại.
TTXVN
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.