Hết khí đốt, dầu mỏ, giờ đến viễn cảnh giá than đá ở Châu Âu cũng tăng do thiếu hụt năng lượng
Ole Hvalbye, nhà phân tích tại Ngân hàng SEB của Thụy Điển, phát biểu: “Than chắc chắn đang trở lại bên cạnh giá khí đốt tự nhiên tăng vọt và hạn hán. Mục tiêu cao nhất bây giờ là sống sót qua mùa Đông”. Giới phân tích đã đưa ra các yếu tố dẫn tới khả năng thị trường than sẽ được quan tâm trở lại và liệu chúng có nghĩa là giá than đá tăng cao sẽ tiếp tục leo thang hay không.
.
Ảnh minh hoạ. Ảnh Getty.
Dữ liệu của Rystad Energy cho thấy, sản lượng điện từ than đã tăng hơn 20% ở Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha và Anh kể từ năm ngoái. Các nước Châu Âu đã tăng tiêu thụ than trong năm nay.
Quyết định của Moscow khiến giá khí đốt tự nhiên của Châu Âu tăng 300% trong năm nay và đạt mức cao kỷ lục vào tháng Tám. Thực trạng ấy đã thúc đẩy các công ty điện ở Áo, Hà Lan và Ý để mắt đến việc sử dụng than trở lại. Tập đoàn tiện ích khổng lồ Uniper của Đức đã hồi sinh một nhà máy chạy bằng nhiên liệu than băng phiến cho đến tháng 04/2023.
Nhà phân tích Fabian Ronningen của Rystad Energy nói: “Than là lựa chọn rẻ hơn để sản xuất điện trong hầu hết năm 2022. Động cơ để sử dụng than càng tăng với tình hình cung cấp khí đốt thắt chặt ở Châu Âu. Với mức giá than đá hiện tại, nó sẽ là lựa chọn cạnh tranh hơn trong 2,5 năm tới”.
Giá than đá toàn cầu đã đạt mức cao nhất kể từ năm 2008 khi cuộc khủng hoảng năng lượng trở nên tồi tệ hơn vào tuần qua, và riêng giá than đá Châu Âu đã tăng khoảng 150% kể từ đầu năm và việc Châu Âu mất khối lượng khí đốt tự nhiên của Nga đang ảnh hưởng đến thị trường năng lượng toàn cầu.
“Các nhiên liệu hóa thạch khác như dầu và than đang chảy từ thị trường toàn cầu sang Châu Âu do giá cả ở đó cao ngất. Kết quả là, giá than của Châu Âu và Australia hiện cao hơn khoảng 5 lần so với mức bình thường”, nhà phân tích Fabian Ronningen nhận định.
Hải Dương (t/h)
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.