• Click để copy

Hiệp hội VATAP: Chống buôn lậu - nhiệm vụ trọng tâm

Với chức năng, nhiệm vụ của mình, trong những năm qua, Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) đã thường xuyên – liên tục, chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng, tuyên truyền, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đạt nhiều kết quả tích cực, tạo niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Chủ tịch Hiệp hội VATAP Nguyễn Đăng SinhChủ tịch Hiệp hội VATAP Nguyễn Đăng Sinh (thứ 3 bìa trái) tại Tọa đàm nhận diện và giải pháp ngăn chăn buôn lậu, hàng giả, hàng nhái năm 2022

Chủ động đồng hành cùng doanh nghiệp

Trải qua gần 20 năm hình thành và phát triển, Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) hoạt động không ngừng nghỉ, không vụ lợi, luôn hướng tới mục tiêu:

Đại diện cho hội viên trong việc phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế và các cơ quan liên quan trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; bảo vệ thương hiệu;

Tập hợp - đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.   

Ngay từ khi thành lập (năm 2004), Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam xác định công tác “Chống hàng giả, hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ” - là nhiệm vụ trọng tâm, nhưng cũng hết sức khó khăn, đòi hỏi phải thường xuyên, lâu dài.

Theo đó, Hiệp hội VATAP đã sát cánh, đồng hành cùng từng ngành hàng, nhóm hàng, phù hợp với yêu cầu của từng hội viên; đồng thời, triển khai thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Cùng với đó, Hiệp hội VATAP xác định, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp là nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi sự bền bỉ, không ngừng nghỉ và luôn phải đổi mới; xây dựng thương hiệu doanh nghiệp phải gắn với công tác quản trị thương hiệu. Do đó, Hiệp hội đã định hướng cho các doanh nghiệp hội viên đẩy mạnh việc gắn kết, chia sẻ cùng nhau phát triển, góp phần vào sự phát triển chung của cộng đồng doanh nghiệp và sự phát triển của đất nước.

Chủ tịch Hiệp hội VATAP Nguyễn Đăng Sinh cho biết:

“Trong tình hình mới, nhiệm vụ, khối lượng công việc lớn, công tác phối hợp, tuyên truyền đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả  còn nhiều phức tạp, đòi hỏi Hiệp hội và các doanh nghiệp hội viên, cần tích cực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ; chú trọng xây dựng, phát triển thương hiệu, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp.

Hiệp hội chủ động đồng hành cùng các cơ quan, đơn vị, các lực lượng chức năng, thực hiện có hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo đảm quyền và lợi chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Thời gian qua, các doanh nghiệp đã xác định rõ về vai trò, tầm quan trọng của vấn đề xây dựng, tạo lập thương hiệu, cũng như hoàn thiện về mặt thủ tục pháp lý như đăng ký sở hữu trí tuệ, bản quyền… nhằm bảo vệ thương hiệu của mình.

Nhiều vụ việc vi phạm về hàng hóa, xâm phạm quyền lợi của người tiêu dung, đã được xem xét xử lý, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật; các đơn vị sản xuất trong nước đã đầu tư vào sản xuất, xây dựng thương hiệu sản phẩm doanh nghiệp, tạo niềm tin cho khách hàng bằng chất lượng và giá cả hợp lý.

Cùng với đó, qua công tác tuyên truyền sâu rộng, trên cơ sở nắm vững các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người tiêu dùng cũng đã yên tâm mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ trên thị trường, lựa chọn những địa chỉ đáng tin cậy để gửi niềm tin thực sự của mình với những thương hiệu Việt đã có chỗ đứng lâu dài trên thị trường nội địa”.

Công tác kết nạp hội viên được Hiệp hội VATAP luôn chú trọngCông tác kết nạp hội viên được Hiệp hội VATAP luôn chú trọng

Đẩy mạnh công tác phối hợp

Theo lãnh đạo Hiệp hội VATAP, nếu như trước đây, hàng giả thường tập trung ở các mặt hàng như mỹ phẩm, đồ gia dụng... thì nay, hàng giả, hàng kém chất lượng xuất hiện ở những mặt hàng khác nhau như xăng dầu, vật tư nông nghiệp, phân bón, vật tư y tế…

Cùng với đó, trên các mô hình kinh doanh online, sàn giao dịch thương mại điện tử, hàng giả thậm chí còn được vận chuyển một cách công khai, mua bán, trao đổi, các kênh giới thiệu quảng bá sản phẩm trong thương mại điện tử cũng khiến cho hàng giả, hàng nhái được lưu thông dễ dàng hơn.

Trước tình hình đó, Hiệp hội VATAP đã triển khai thực hiện một số chương trình phối hợp cụ thể, thiết thực với các cơ quan chức năng, doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp hội viên trong công tác đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại. Trong đó, Hiệp hội VATAP Khuyến khích, vận động các doanh nghiệp tham gia hỗ trợ lực lượng chức năng xác định hàng thật, hàng giả; cung cấp thông tin để lực lượng thực thi phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm, nhất là các mặt hàng như phân bón, thuốc thú y, bảo vệ thực vật, rượu, mỹ phẩm, thực phẩm…; thường xuyên bám sát các doanh nghiệp hội viên, nắm bắt thông tin, kịp thời để đưa ra các giải pháp, tư vấn giúp các doanh nghiệp khi sản phẩm, thương hiệu của họ bị làm giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ. 

Lãnh đạo Hiệp hội VATAP khuyến cáo người tiêu dùng, không ngừng nâng cao nhận thức khi lựa chọn mua hàng hóa; cần biết rõ về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, được thể hiện trên bao bì, tem nhãn hay mã vạch QR, hoặc các thông tin trên nền tảng chống hàng giả kỹ thuật số; khi mua hàng phải có hóa đơn chứng từ rõ ràng…

Đối với các doanh nghiệp, cần đăng ký sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm hàng hóa của mình và đăng ký kinh doanh theo đúng quy định pháp luật hiện hành. Đối với hình thức kinh doanh thương mại điện tử, cũng phải được đăng ký hoạt động với cơ quan có thẩm quyền theo quy định. Các doanh nghiệp cần cung cấp thông tin tới cơ quan chức năng và Hiệp hội VATAP, khi phát hiện hàng hóa của mình bị làm giả, hàng hóa xâm phạm sở hữu trí tuệ để cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, xử lý vi phạm kịp thời.

Năm 2023, Hiệp hội VATAP tiếp tục đẩy nhanh việc hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng chuyển đổi số, như: Mở các lớp tập huấn, hội thảo khoa học, chọn các giải pháp tối ưu nhất trong việc chống làm giả; thường xuyên thu thập thông tin do các doanh nghiệp cung cấp và phản ánh của người tiêu dùng, của các các cơ quan báo chí, để xây dựng phương án phối hợp với các lực lượng thực thi, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả…

Tâm An

Bài liên quan

Tin mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia

Sáng 19-5, kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thành trung tâm để chào mừng, phục vụ Triển lãm thành tựu của đất nước dịp 80 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 / 19-8-2025) và Quốc khánh 2-9 (2-9-1945 / 2-9-2025). Cùng đi có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, TP Hà Nội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội

Sáng 19-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu, từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa, TP Hà Nội.

Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Sáng 19-5, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.

Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu
Xử phạt gần 50 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu và mỹ phẩm nhập lậu

Ngày 14/5/2025 Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Anh Minh, địa chỉ tổ dân phố Lai Sơn, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với số tiền 46 triệu đồng về các hành vi vi phạm Buôn bán hàng hóa (mỹ phẩm) giả mạo nhãn hiệu, Kinh doanh hàng hóa (mỹ phẩm) nhập lậu, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm vi phạm trị giá 47 triệu đồng.

Nghệ An: Xử phạt hộ kinh doanh về hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu
Nghệ An: Xử phạt hộ kinh doanh về hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu

Ngày 15/5/2025, Đội QLTT số 5, Cục QLTT tỉnh Nghệ An xử phạt hành chính đối với Hộ kinh doanh NTN có địa chỉ tại xã Giang Sơn Tây, huyện Đô Lương với số tiền 6 triệu đồng đối với hành vi Buôn bán hàng giả mạo nhãn hiệu.

Chi cục QLTT tỉnh Lào Cai xử lý 54 vụ việc vi phạm trong “Thánh hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025”
Chi cục QLTT tỉnh Lào Cai xử lý 54 vụ việc vi phạm trong “Thánh hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025”

Thực hiện công văn số 380/TTTN-NV ngày 15/4/2025 của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” và công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm năm 2025; Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 28/3/2025 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” tỉnh Lào Cai năm 2025; Kế hoạch số 22/KH-SCT ngày 08/4/2025 của Sở Công Thương tỉnh Lào Cai về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” ngành Công Thương năm 2025. Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lào Cai đã xây dựng Kế hoạch chuyên đề triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai, với mục tiêu: