• Click để copy

Hình mẫu về công nghiệp hóa, đô thị hóa

Sau 25 năm chia tách từ tỉnh Sông Bé (1997-2022), Bình Dương đã có bước phát triển vượt bậc, trở thành trung tâm công nghiệp, đô thị của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Xác lập “kỳ tích phát triển”

Kế thừa những thành quả của tỉnh Sông Bé, Bình Dương đã lựa chọn những cách làm mới, đúng đắn, sáng tạo để trở thành một trong những địa phương phát triển thành công trong cả nước. Qua 25 năm, quy mô nền kinh tế tỉnh tăng gấp 104 lần, thu ngân sách tăng gấp 75 lần. Đến cuối năm 2021, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 152 triệu đồng/người/năm (gần 7.000 USD), được Trung ương đánh giá là địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất nước. Bên cạnh đó, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực với tỷ trọng công nghiệp chiếm 67%, dịch vụ chiếm 21%, tốc độ đô thị hóa nhanh, đạt tỷ lệ hơn 82%.

Theo PGS, TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, thực tiễn cho thấy, Bình Dương đã xác lập “kỳ tích phát triển” nhờ công thức phát triển đã tạo được đột phá chiến lược, bứt phá thành công trên nhiều lĩnh vực. Đó là duy trì tốc độ tăng trưởng cao liên tục nhiều năm, thay đổi căn bản cơ cấu kinh tế, nhảy vọt “đẳng cấp” phát triển. Kết quả này là nhờ tỉnh đã kiên trì theo đuổi thực thi một chiến lược phát triển thông minh, dựa chủ yếu vào cách tiếp cận đột phá, hướng tới đổi mới sáng tạo không ngừng.

Hình mẫu về công nghiệp hóa, đô thị hóa

Sản xuất công nghiệp của Bình Dương tăng trưởng mạnh thời gian qua.

Còn TS Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, hướng đi đúng của Bình Dương là có chủ trương, quyết sách đúng đắn và tầm nhìn chiến lược tốt. Những bước đột phá chính sách “trải thảm đỏ” được tỉnh thực hiện rất tinh tế, hỗ trợ kịp thời các nhà đầu tư, việc liên kết với Singapore phát triển Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore đã tận dụng tốt thời cơ khi cả nước mở cửa phát triển kinh tế theo hướng thị trường. Chính quyền tỉnh còn đột phá trong sử dụng công cụ xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế, mà đi đầu là Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp-CTCP (Becamex IDC) đã thúc đẩy phát triển công nghiệp nhanh, bền vững.

Theo đánh giá của các chuyên gia, nhà khoa học, sự phát triển của Bình Dương không chỉ mang lại những kinh nghiệm quý báu mà còn là động lực và nguồn cảm hứng to lớn cho các địa phương khác vươn lên. Thành công của Bình Dương xuất phát từ sự vận dụng sáng tạo các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Chính quyền tỉnh đã cùng với các doanh nghiệp trao đổi về những cách thức xây dựng hạ tầng cơ sở và thu hút đầu tư, đồng hành với doanh nghiệp để tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi và phát triển nguồn nhân lực phù hợp. Cùng với đó là phát triển kinh tế thị trường thành công với sự tham gia đúng nghĩa “chủ đạo” của doanh nghiệp Nhà nước.

Phát triển bền vững phải thông minh, đổi mới sáng tạo

Từ thực tiễn phát triển vượt bậc 25 năm qua, Bình Dương đã trở thành một hình mẫu về mở cửa, thu hút đầu tư và tiến hành công nghiệp hóa, đô thị hóa. Theo GS, TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, những kết quả phát triển mà Bình Dương đạt được là điểm sáng, phản ánh sinh động những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới của đất nước. Những thành tựu đó còn phản ánh một mô hình phát triển sáng tạo trong tiến trình đổi mới của đất nước, riêng có ở Bình Dương, đó là “Trung ương mở đường, địa phương kiến tạo, doanh nghiệp đồng hành, người dân tham gia”.

Hình mẫu về công nghiệp hóa, đô thị hóa

Một góc TP Thủ Dầu Một, Bình Dương hôm nay.

Theo các chuyên gia kinh tế, hệ sinh thái kinh tế Bình Dương tương đối đầy đủ và phong phú, nên cần chú trọng đến việc đẩy mạnh phát triển dịch vụ liên quan tới logistics, thương mại, ngân hàng... Nhiều chuyên gia cũng tâm huyết hiến kế, Bình Dương cần chủ động đột phá chiến lược trong phát triển kinh tế-xã hội với tầm nhìn xa hơn, làm tốt công tác quy hoạch, đẩy mạnh chuyển đổi số, đánh giá và xây dựng nguồn nhân lực vừa là lực lượng lao động, vừa là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, doanh nghiệp giỏi, có khả năng để làm việc trong môi trường hội nhập quốc tế. Cùng với đó, tiếp tục phát huy truyền thống “chung lưng đấu cật” giữa chính quyền và doanh nghiệp để thúc đẩy mạnh mẽ hơn các hệ sinh thái cho đổi mới sáng tạo với sự tham gia của 3 nhà: Nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà trường.

Nhằm tạo ra những bước đột phá về phát triển kinh tế, xã hội, từ năm 2016, Bình Dương đã xây dựng đề án Thành phố Thông minh với kỳ vọng xây dựng sự đồng hành giữa các thành tố trong xã hội, đặc biệt là ba nhà: Nhà nước, nhà trường và nhà doanh nghiệp. Từ năm 2020, Bình Dương đã xây dựng đề án Vùng đổi mới sáng tạo, đây là bước đi tiếp theo của đề án Thành phố Thông minh Bình Dương. Vùng đổi mới sáng tạo với mô hình 5 lớp được đúc kết từ thực tiễn xây dựng và phát triển Bình Dương, là sự cô đọng của chiến lược phát triển thông minh. Mỗi lớp đóng vài trò riêng nhưng có quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Mỗi lớp là định hướng cho một  tập hợp các đề án có chủ đích nhằm giải quyết những thách thức của tỉnh theo từng chủ điểm, hòa chung lại theo 5 lớp sẽ tạo ra những tác động liên ngành, trên diện rộng, trực tiếp vào mọi mặt đời sống xã hội.

Trong tiến trình xây dựng thành phố thông minh, Bình Dương đã tăng cường hợp tác quốc tế. Việc 4 lần liên tiếp được Diễn đàn Cộng đồng thông minh thế giới ghi nhận trong Top 21, và 2 lần liên tiếp được vinh danh trong TOP7 là một niềm vinh dự, tự hào, là thành quả xứng đáng cho những cố gắng, và sự thông minh trong việc lựa chọn chiến lược phát triển của Bình Dương những năm qua.

PGS, TS Nguyễn Văn Hiệp, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Thủ Dầu Một cho rằng: Bình Dương đang cần một chu kỳ phát triển mới với những chính sách giải pháp vượt trội mới. Tỉnh cần xem xét mô hình tăng trưởng để tìm điểm kích hoạt cho giai đoạn mới, khơi thông động lực sáng tạo để đổi mới công nghệ của các ngành công nghiệp, dịch vụ. 

Hình mẫu về công nghiệp hóa, đô thị hóa

Cơ sở vật chất hiện đại của Trường Đại học Việt Đức tại Bình Dương vừa đưa vào sử dụng.

Từ góc độ doanh nghiệp, ông Phạm Ngọc Thuận, Tổng giám đốc Tổng công ty Becamex IDC, hiến kế: Trong giai đoạn mới, Bình Dương càng cần phải đổi mới mô hình phát triển, tập trung vào phát triển những hệ sinh thái kiểu mới, hệ sinh thái công nghiệp thông minh, lấy đổi mới sáng tạo và khoa học công nghệ làm động lực, lấy việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao làm trọng tâm.

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bình Dương đang tiếp tục đặt ra thử thách mới và hiện thực hóa trên cơ sở vận dụng linh hoạt, sáng tạo các chủ trương, chính sách, lĩnh hội và ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại, tìm kiếm sự cộng hưởng và đồng hành từ các địa phương bạn, các quốc gia và vùng lãnh thổ để tiếp tục phát triển lên tầm cao mới. Hiện nay, Bình Dương đang thực hiện công tác quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Khung chiến lược quy hoạch gồm 6 trụ cột vượt qua bẫy thu nhập trung bình. Bản quy hoạch tích hợp này quyết định bước phát triển của Bình Dương trong những năm tiếp theo.

Tỉnh Bình Dương phấn đấu hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm, động lực liên kết vùng và liên vùng, tiếp tục là hình mẫu địa phương tiên phong trong vượt qua bẫy thu nhập trung bình, phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại. Mục tiêu dài hạn đưa Bình Dương trở thành địa phương có sức cạnh tranh toàn cầu về thu hút, phát triển và giữ nhân tài khoa học, tạo nền tảng vươn tầm phát triển cho các thời kỳ tiếp theo. 

LONG GIANG

Bài liên quan

Tin mới

Đánh bom tại một nhà ga ở Pakistan, ít nhất 13 người thiệt mạng
Đánh bom tại một nhà ga ở Pakistan, ít nhất 13 người thiệt mạng

Ít nhất 13 người thiệt mạng và 25 người bị thương trong vụ đánh bom xảy ra vào sáng 9-11 tại một nhà ga tàu hỏa ở thủ phủ Quetta, tỉnh Balochistan, Tây Nam Pakistan.

Campuchia kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập
Campuchia kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập

Sáng 9-11, Lễ kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập Vương quốc Campuchia (9-11-1953 / 9-11-2024) và kỷ niệm 71 năm thành lập Quân đội Hoàng gia Campuchia được tổ chức long trọng tại Đài Độc lập ở thủ đô Phnom Penh.

Houthi tuyên bố bắn hạ “Quái điểu” MQ-9 Reaper thứ 12
Houthi tuyên bố bắn hạ “Quái điểu” MQ-9 Reaper thứ 12

Tân Hoa xã ngày 9-11 dẫn tuyên bố của lực lượng Houthi ở Yemen cho biết vừa bắn hạ thêm máy bay không người lái (UAV) MQ-9 Reaper với biệt danh “Quái điểu” do Mỹ sản xuất.

Bão số 7, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 14
Bão số 7, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 14

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 10 giờ (9-11), vị trí tâm bão khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 114,5 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 415km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/giờ), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 15km/giờ.

Khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" tại tỉnh Điện Biên
Khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" tại tỉnh Điện Biên

Ngày 9-11, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Chi nhánh Điện Biên phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Bệnh viện E và Sở Y tế tỉnh Điện Biên khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" năm 2024 tại Điện Biên.

Đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị lên đường đi thăm quân và dân vùng biển Tây Nam
Đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị lên đường đi thăm quân và dân vùng biển Tây Nam

Sáng 9-11, tại cảng Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân, đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị đi thăm cán bộ, chiến sĩ Vùng 2, Vùng 5 Hải quân, nhân dân và các lực lượng trên các đảo thuộc vùng biển Tây Nam và Nhà giàn DK1/10 năm 2024 chính thức rời cảng lên đường.