Hóa đơn năng lượng làm chao đảo ngành gốm sứ Anh
Theo Bloomberg, ngành công nghiệp gốm sứ mang tính biểu tượng của nước Anh đang cắt giảm sản lượng và việc làm khi hóa đơn năng lượng tăng vọt.
Với doanh thu hằng năm khoảng 1,6 tỷ bảng, ngành công nghiệp gốm sứ của Anh tập trung chủ yếu ở thành phố Stoke-on-Trent trong khoảng 300 năm qua. Hiện nay, trung tâm sản xuất Stoke-on-Trent, từng đưa đồ gốm sứ của Anh đi khắp thế giới, đang trên bờ vực sụp đổ do các công ty không kham nổi chi phí năng lượng.
Cuộc khủng hoảng ở ngành công nghiệp gốm sứ đã gây tác động lớn đến các doanh nghiệp Anh từ khách sạn đến giải trí vốn sử dụng nhiều sản phẩm của ngành này.
![]() |
Công nhân tại nhà máy đồ gốm Wedgwood ở Stoke-on-Trent vẽ họa tiết trên tách trà. Ảnh: The Guardian |
Các công ty đã chứng kiến hóa đơn năng lượng tăng gấp 10 lần, làm tê liệt ngành công nghiệp lớn của Anh. Trong một báo cáo hồi tháng 12-2022, Liên đoàn gốm sứ Anh cho biết, một số công ty sản xuất gốm sứ đã ghi nhận chi phí năng lượng trong 6 tháng đầu năm 2022 tăng lên gần 12 triệu bảng từ 1,1 triệu bảng vào cùng kỳ năm 2021.
“Cuộc khủng hoảng năng lượng đã giáng một đòn mạnh vào lĩnh vực của chúng tôi”, Liên đoàn gốm sứ Anh nhấn mạnh. Wade Ceramics, một trong những nhà sản xuất đồ gốm sứ lâu đời nhất ở Stoke-on-Trent, đã tuyên bố vỡ nợ trong tháng 12 với lý do chi phí năng lượng tăng cao, khiến hơn 100 công nhân bị mất việc làm. Trong khi đó, Tập đoàn Fiskars phải cắt giảm khoảng 80% sản lượng tại nhà máy sản xuất gốm Wedgwood nổi tiếng.
Ông Colin Griffiths, nhà quản trị cấp cao của tổ chức công đoàn GMB ở Anh dự đoán, khoảng 20% trong số khoảng 7.000 việc làm của ngành công nghiệp gốm sứ ở Anh có thể gặp rủi ro trong 12-18 tháng tới trừ khi các công ty trong ngành nhận được nhiều hỗ trợ tài chính hơn từ Chính phủ cho các hóa đơn năng lượng.
Theo Liên đoàn gốm sứ Anh, nếu không có sự trợ giúp thêm thì không có gì bảo đảm ngành này sẽ tồn tại trong tương lai. Bà Emma Bridgewater, chủ sở hữu của thương hiệu đồ gốm mang tên mình, nhận định sự giúp đỡ của Chính phủ là rất cần thiết. Bà nhấn mạnh: “Chúng ta nên làm mọi thứ có thể để cứu vãn tình hình”.
DƯƠNG NGUYỄN
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.