• Click để copy

Hoàn thiện giao thông thủy tạo động lực cho Cần Giờ phát triển

Từ xã đảo Thạnh An đến thị trấn Cần Thạnh (huyện Cần Giờ), người dân phải di chuyển bằng đò mất từ 12 đến 15 phút.

Hằng ngày, bến đò nơi đây chỉ phục vụ khoảng 6-7 chuyến đò theo khung giờ nhất định. Có mặt tại xã đảo Thạnh An, chúng tôi chứng kiến nơi đây bến bãi vẫn là bến tạm, cơ sở vật chất còn hạn chế, việc lên xuống đò của hành khách, nhất là khi vận chuyển hàng hóa, phương tiện còn gặp nhiều khó khăn.

Vấn đề này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, cuộc sống của người dân trên đảo; còn về lâu dài cũng sẽ ảnh hưởng đến thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, du lịch tại xã đảo Thạnh An.

Hoàn thiện giao thông thủy tạo động lực cho Cần Giờ phát triển
Tàu, thuyền qua lại chở người, hàng hóa từ thị trấn Cần Thạnh ra xã đảo Thạnh An (huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh). 

Không chỉ ở xã Thạnh An mà ở nhiều khu vực khác thuộc huyện Cần Giờ, hoạt động đi lại của người dân và phương tiện còn nhiều khó khăn do hạ tầng giao thông chưa theo kịp với yêu cầu phát triển. Cần Giờ là địa phương có tiềm năng phát triển khu đô thị xanh, khu sinh thái ven biển, phát triển kinh tế biển của TP Hồ Chí Minh.

Với điểm cuối của sông Sài Gòn đổ ra biển cùng hệ thống kênh rạch lớn đã mang đến cho Cần Giờ tiềm năng kết nối giao thông thủy nội địa, giao thông biển với tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, các tỉnh miền Tây Nam Bộ và quốc tế. Nhận thức rõ những khó khăn, thách thức và tiềm năng phát triển của huyện Cần Giờ, thời gian qua, UBND huyện đã tham mưu cho UBND TP Hồ Chí Minh triển khai đồ án quy hoạch xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ quy mô lớn.

Bên cạnh đó, địa phương cũng nghiên cứu quy hoạch phát triển hệ thống giao thông thủy kết nối xã đảo Thạnh An với đất liền và kết nối giao thông thủy giữa Cần Giờ với các tỉnh khác trên vùng biển phía Nam và quốc tế. Một thách thức lớn để hoàn thành những dự án này đòi hỏi cần rất nhiều nguồn lực, sự khảo sát đánh giá, nghiên cứu mang tính đồng bộ, khoa học, sát với yêu cầu phát triển của Cần Giờ nói riêng và thành phố, khu vực phía Nam nói chung.

Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền địa phương huyện Cần Giờ đã tổ chức các hội nghị, hội thảo lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học và nhân dân để góp ý về đồ án quy hoạch phát triển huyện Cần Giờ nhằm bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, bảo đảm quy hoạch khả thi, hiệu quả, đúng pháp luật, tạo động lực phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của Cần Giờ.

Nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh việc thực hiện tốt công tác quy hoạch, địa phương cần triển khai các biện pháp thực hiện những thủ tục theo quy định của pháp luật về quy hoạch, công tác hoàn thiện văn bản, nhiệm vụ phát triển kết cấu hạ tầng, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất...

Vấn đề phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy, đường biển, địa phương cần quan tâm khảo sát xây dựng bến bãi, bến cảng, âu tàu, báo hiệu, luồng tàu và các công trình liên quan phù hợp... Đồng thời cần chủ động thu hút nguồn vốn, đẩy nhanh tiến độ thủ tục thi công các công trình hạ tầng giao thông theo cơ chế, chính sách đặc thù được xây dựng trên cơ sở Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh. 

Trước mắt, địa phương cần quan tâm ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư công nhằm cải tạo, nâng cấp luồng đường thủy, đường biển, bến phà, bến bãi cũng như nâng cấp phương tiện giao thông thủy, dịch vụ phù hợp, đáp ứng yêu cầu cuộc sống người dân ngày càng cao và phát triển kinh tế biển tại Cần Giờ. Các công trình quy hoạch cũng được ngành chức năng nghiên cứu bảo đảm hài hòa với các công trình đã có và tránh xung đột với các cảng biển, công trình khác trên địa bàn, tránh tình trạng phát triển hạ tầng thiếu đồng bộ, manh mún để hướng đến một hệ thống giao thông thủy đồng bộ, tạo động lực cho Cần Giờ phát triển bền vững.

Bài và ảnh: DUY NGUYỄN

Bài liên quan

Tin mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam lần thứ 27
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam lần thứ 27

Sáng 17-7, Đại hội đại biểu Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) lần thứ 27, nhiệm kỳ 2025-2030 đã diễn ra tại Trung tâm Thông tấn quốc gia (số 5, Lý Thường Kiệt, Hà Nội). Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu.

Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính
Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 110/CĐ-TTg ngày 17-7-2025 về việc tiếp tục tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết của Trung ương, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Văn phòng Quốc hội lần thứ XV
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Văn phòng Quốc hội lần thứ XV

Chiều 16-7, tại Nhà Quốc hội, Đại hội đại biểu Đảng bộ Văn phòng Quốc hội lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã thành công tốt đẹp. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự đại hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tăng trưởng 8,3-8,5% không phải là mục tiêu bất khả thi
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tăng trưởng 8,3-8,5% không phải là mục tiêu bất khả thi

Kết luận Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương về kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 và các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện mục tiêu tăng trưởng, được tổ chức trực tuyến toàn quốc từ Chính phủ tới các tỉnh, thành phố, xã, phường vào sáng 16-7, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, tăng trưởng đạt 8,3-8,5% có nhiều thách thức, nhưng không phải là mục tiêu bất khả thi, không thể không làm.

Thực trạng gian lận và trốn thuế đang diễn biến ngày càng tinh vi và phức tạp
Thực trạng gian lận và trốn thuế đang diễn biến ngày càng tinh vi và phức tạp

Theo báo cáo của Bộ Tài chính: Thực trạng gian lận và trốn thuế đang diễn biến ngày càng tinh vi và phức tạp. Các hành vi vi phạm không chỉ dừng lại ở việc kê khai sai lệch, giấu doanh thu hay lập hóa đơn khống đơn thuần, mà đã phát triển thành các thủ đoạn có tổ chức với quy mô lớn, liên quan đến nhiều chủ thể và địa bàn khác nhau.

Cơ cấu lại mô hình hoạt động để mở ra không gian mới cho VNPT
Cơ cấu lại mô hình hoạt động để mở ra không gian mới cho VNPT

Sau Nghị quyết số 186/NQ-CP của Chính phủ, mới đây, tại Văn bản số 6468/VPCP-ĐMDN, Phó thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT. Đây là một trong các động thái đầu tiên trong chiến lược cơ cấu lại mô hình hoạt động mà VNPT đang thực hiện.