Học sinh, sinh viên các ngành STEM sắp được vay vốn tín dụng ưu đãi
Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên, học viên thạc sĩ, nghiên cứu sinh học các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán (STEM) do Bộ Tài chính chủ trì xây dựng đang được Bộ Tư pháp thẩm định.
Tín dụng đối với học sinh, sinh viên các ngành STEM là cần thiết và cấp bách
Qua khảo sát về nghành học STEM và đối tượng học, học phí, sinh hoạt phí của ngành học này tại các trường: Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học VinUni, Đại học Sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học tự nhiên-Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh cho thấy số lượng học sinh, sinh viên học các ngành STEM trong giai đoạn 5 năm vừa qua có xu hướng tăng trưởng nhưng còn chậm, đặc biệt giai đoạn đại dịch Covid-19 (2021-2022) còn có dấu hiệu sụt giảm.
Học phí các ngành STEM cơ bản trong khoảng từ 30-50 triệu đồng/năm. Cá biệt một số ngành STEM đào tạo tiên tiến hoặc hợp tác với các trường đại học nước ngoài thì có học phí cao hơn ở mức 50-70 triệu đồng/năm. Cơ bản các trường đại học đều có các chương trình học bổng để hỗ trợ học sinh, sinh viên (quỹ học bổng được trích tỷ lệ 8% mức thu học phí), tuy nhiên, chưa đáp ứng được toàn bộ nhu cầu của học sinh, sinh viên. Trường Đại học VinUni là trường tư theo định hướng đại học quốc tế nên có học phí cao hơn, tuy nhiên, thông qua nhiều hình thức học bổng, hỗ trợ tài chính... thì thông thường học phí học sinh, sinh viên phải trả là khoảng 200-300 triệu đồng/năm.
Về sinh hoạt phí, kết quả khảo sát cho thấy các chi phí sinh hoạt cơ bản của học sinh, sinh viên trong khoảng 3-5 triệu đồng/tháng... Trường hợp học sinh, sinh viên sống trong kí túc xá thì có thể giảm chi phí sinh hoạt xuống (do chi phí ký túc xá trung bình khoảng 500.000 đồng/tháng); tuy nhiên, các trường cho biết chỗ ở ký túc xá thường không đáp ứng được đủ nhu cầu của học sinh, sinh viên.
Vì vậy, các trường có ý kiến đề nghị mở rộng đối tượng cho vay đối với toàn bộ học sinh, sinh viên học các ngành STEM là phù hợp, qua đó thu hút thêm học sinh, sinh viên học các ngành này; tuy nhiên, cần cân nhắc quy định để thu hút được người giỏi.
Tại Tờ trình xây dựng Dự thảo Quyết định nêu trên, Bộ Tài chính cho biết: Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Quyết định số 1705/QĐ-TTg ngày 31-12-2024 của Thủ tướng Chính phủ đã đặt mục tiêu giáo dục đại học đến năm 2030, trong đó, tỷ trọng quy mô các ngành STEM đạt 35%.
Việc đáp ứng nhu cầu nhân lực, đặc biệt là nhân lực trình độ cao trong các ngành STEM có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế, công nghệ và xã hội, đặc biệt là trong bối cảnh thực hiện đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đang được Đảng, Nhà nước và Chính phủ quan tâm thực hiện trong thời gian tới, bảo đảm tăng trưởng kinh tế ít nhất 8% trong năm 2025 và tăng trưởng 2 con số trong các năm tiếp theo.
Tuy nhiên, hiện nay, chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên tại Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27-9-2007 của Thủ tướng Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 05/2022/QĐ-TTg ngày 23-3-2022) chỉ hạn chế phạm vi cho vay là học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn (không phân biệt ngành học). Theo đó, chỉ trường hợp học sinh, sinh viên học ngành STEM có hoàn cảnh khó khăn theo quy định mới được vay vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội mà không áp dụng cho tất cả các học sinh, sinh viên học ngành STEM khác, cũng như chưa áp dụng cho đối tượng người học sau đại học (học viên thạc sĩ, nghiên cứu sinh tiến sĩ).
Ngoài ra, hiện nay, Nhà nước cũng chưa có cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt, hấp dẫn, đột phá cho người học các ngành STEM (trong đó, bao gồm các ngành về toán học, vật lý, sinh học, hoá học, kỹ thuật và công nghệ then chốt), nhất là trình các trình độ sau đại học như yêu cầu đặt ra tại Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 03/NQ-CP của Chính phủ.
Từ tình hình trên, căn cứ cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn nêu trên, việc xây dựng, ban hành Quyết định riêng của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên, học viên thạc sĩ, nghiên cứu sinh học các ngành STEM là cần thiết và cấp bách.
![]() |
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm gian trưng bày đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông sáng 24-4. Ảnh: baochinhphu.vn |
Dự kiến chính sách tín dụng với học sinh, sinh viên các ngành STEM
Theo Dự thảo Quyết định của Thủ tướng, đối tượng vay vốn gồm: Học sinh, sinh viên, học viên thạc sĩ, nghiên cứu sinh đang theo học các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán tại các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm các ngành, lĩnh vực đào tạo cụ thể sau: khoa học sự sống, khoa học tự nhiên, máy tính và công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, kiến trúc và xây dựng, sản xuất và chế biến, toán và thống kê, công nghệ tài chính theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn liên quan (sau đây gọi chung là người học).
- Về điều kiện vay vốn, Dự thảo trên đề xuất như sau:
1. Học sinh, sinh viên phải tốt nghiệp trung học phổ thông theo quy định của pháp luật và đáp ứng điều kiện sau tại thời điểm Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định cho vay vốn theo quy định tại Quyết định này:
a) Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất: Có đồng thời cả ba năm học trung học phổ thông được đánh giá kết quả học tập đạt từ mức khá trở lên theo quy định của pháp luật;
b) Đối với học sinh, sinh viên từ năm thứ 2 trở đi: Có kết quả học tập trung bình các môn học đạt loại khá trở lên theo quy định của pháp luật tại năm trước liền kề với năm xin vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
2. Hằng năm, học sinh, sinh viên, học viên thạc sĩ, nghiên cứu sinh phải có Giấy xác nhận của cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp để xác nhận tình trạng học tập của người học.
- Mức vốn cho vay với các đối tượng đáp ứng đủ điều kiện được dự kiến như sau:
1. Mức vốn cho vay tối đa đối với 1 người học để trang trải tiền học phí và tiền sinh hoạt phí, bao gồm:
a) Toàn bộ tiền học phí phải đóng của người học (sau khi trừ các khoản học bổng và hỗ trợ tài chính khác của nhà trường nếu có) theo xác nhận của nhà trường.
b) Tiền sinh hoạt phí tối đa là 5 triệu đồng/tháng.
2. Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều này, Ngân hàng Chính sách xã hội thỏa thuận thống nhất với khách hàng vay vốn để xem xét, quyết định mức vốn cho vay cụ thể đối với từng người học.
QĐND
Tin mới
Phát hiện, ngăn chặn 1.500 kg chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/05/2025 về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; căn cứ chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn và Chi cục Quản lý thị trường.
Cao Bằng: Kiểm tra, thu giữ gần 1,4 tấn nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng vừa phối hợp Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh; Đội Kiểm soát Hải quan, Chi cục Hải quan Khu vực VI; Công an xã Tri Phương, huyện Trùng Khánh thu giữ gần 1,4 tấn nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Xử phạt 18 triệu đồng đối với hộ kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ và nhập lậu
Ngày 20/5, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2, Chi cục QLTT tỉnh Ninh Bình vừa tiến hành kiểm tra tại Hộ kinh doanh Đinh Văn Cương (Tổ dân phố Ghềnh, phường Yên Bình, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình).
Phát hiện, tiêu hủy 1 tấn chả chay không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Chi cục QLTT tỉnh Phú Yên vừa ban hành quyết định xử phạt ông V.Đ.T với số tiền 17.000.000 đồng và buộc tiêu hủy 1.000 kg thực phẩm là chả chay không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tỷ phú Elon Musk lên kế hoạch rút lui khỏi chính trường Mỹ
Ngày 20-5, tỷ phú Elon Musk cho biết ông sẽ tiếp tục đảm nhiệm vai trò Giám đốc điều hành của Tesla trong ít nhất 5 năm tới, đồng thời có kế hoạch cắt giảm chi tiêu cho các hoạt động chính trị nhằm xoa dịu mối lo ngại của một số nhà đầu tư về tương lai của nhà sản xuất xe điện có giá trị nhất thế giới.
Mỹ công bố kế hoạch phòng thủ tên lửa có tổng kinh phí 175 tỷ USD
Ngày 20-5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa "Vòm Vàng" (Golden Dome), với tổng kinh phí lên tới 175 tỷ USD, dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động trước khi kết thúc nhiệm kỳ của ông.