• Click để copy

Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế các nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ 14

Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế các nước Campuchia – Lào – Myanmar – Việt Nam lần thứ 14 (CLMV EMM 14) đã diễn ra tại thành phố Xiêm-Riệp, Campuchia. Hội nghị diễn ra dưới sự chủ tọa của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên.

Đây là hội nghị trong khuôn khổ chương trình Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 54 (AEM 54) và các hội nghị liên quan được tổ chức từ ngày 11-18/09/2022. Tham dự Hội nghị có các Bộ trưởng, Trưởng đoàn các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam và đại diện Ban Thư ký ASEAN.

Đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên dẫn đầu. Tham gia đoàn Việt Nam có đại diện Vụ Thị trường Châu Á – Châu Phi, Vụ Chính sách thương mại đa biên, Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về Kinh tế và đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Các nội dung chính được thảo luận tại Hội nghị bao gồm: (i) Trao đổi về tình hình kinh tế, thương mại, đầu tư của các nước Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Việt Nam, tiến độ thực hiện Kế hoạch hành động CLMV giai đoạn 2021-2022; (ii) Trao đổi, thông qua dự thảo Kế hoạch hành động CLMV giai đoạn 2023-2024; (iii) Thông qua văn kiện “Kế hoạch hành động triển khai Khung khổ phát triển CLMV”.

Hội nghị nhận định trong bối cảnh khu vực và thế giới tiếp tục có nhiều khó khăn, thách thức nhưng các hoạt động trao đổi thương mại và thu hút đầu tư của khu vực CLMV vẫn đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Trao đổi thương mại của 4 nước Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Việt Nam với thế giới năm 2021 đạt gần 750 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2020, chiếm 22,4% tổng giá trị trao đổi thương mại của ASEAN với thế giới.

Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghịĐoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.

Về tiến độ thực hiện Kế hoạch hành động hợp tác kinh tế CLMV giai đoạn 2021-2022, Việt Nam đánh giá cao nỗ lực và sự thích ứng, chuyển đổi nhanh chóng của các nước Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Việt Nam trong việc thực hiện các hoạt động, dự án hợp tác CLMV. Việt Nam cảm ơn sự phối hợp, tham gia tích cực của các nước Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma đối với các hoạt động do Việt Nam chủ trì trong năm 2021 và những tháng vừa qua của năm 2022 như Hội chợ thương mại quốc tế Viet Nam Expo, Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Viet Nam Foodexpo, các hội chợ do Việt Nam tổ chức tại Lào, Campuchia và các chương trình học bổng do Việt Nam cấp.

Hội nghị cũng đã nghe báo cáo của Trưởng SEOM Việt Nam về việc xây dựng Kế hoạch hành động CLMV 2023-2024 và Bản hướng dẫn tiêu chí đối với dự án thuộc Kế hoạch hành động CLMV. Sáu lĩnh vực chính được xác định trong Kế hoạch hành động CLMV giai đoạn 2023-2024 gồm: Hợp tác thương mại và đầu tư; Kinh tế số; Thực hiện các cam kết khu vực; Kế hoạch phục hồi sau dịch; Kế hoạch hành động triển khai Khung khổ Phát triển CLMV; Phát triển nguồn nhân lực. Phát biểu tại Hội nghị, Trưởng đoàn Việt Nam hoan nghênh việc đưa vào thêm lĩnh vực hợp tác “Kinh tế số” trong Kế hoạch hành động. Đây là một xu hướng phát triển mới của khu vực và thế giới, được nhiều nước quan tâm. Kinh tế số sẽ giúp doanh nghiệp các nước Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chuyển đổi sang các mô hình kinh doanh mới, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cơ hội tiếp cận khách hàng và thị trường.

Hội nghị đã thông qua Kế hoạch hành động CLMV giai đoạn 2023-2024 và giao các Trưởng SEOM CLMV tích cực điều phối, tổng hợp đề xuất dự án hợp tác của các Bộ, ngành, cơ quan liên quan nước mình, gửi Ban Thư ký ASEAN để đưa vào Kế hoạch hành động CLMV giai đoạn 2023-2024. Tại Hội nghị, đoàn Việt Nam cũng thông báo sẽ tiếp tục hỗ trợ gian hàng cho các nước Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma tại một số hội chợ, triển lãm quốc tế lớn do Việt Nam tổ chức; tiếp tục chương trình học bổng dành cho học viên từ các nước Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma. Việt Nam cũng đề nghị các nước Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Việt Nam tăng cường hợp tác tạo thuận lợi cho thương mại, tháo gỡ những vướng mắc, rào cản (nếu có), nhằm nâng cao hơn nữa trao đổi thương mại giữa các nước Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Việt Nam. Các nước cũng cần hỗ trợ lẫn nhau trong việc thực thi hiệu quả các FTA mà 4 nước là thành viên, góp phần hiện thực hóa lợi ích mà các hiệp định mang lại cho nền kinh tế của 4 nước, củng cố các chuỗi cung ứng khu vực và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển.

Một nội dung thảo luận trọng tâm của Hội nghị là việc thông qua Kế hoạch hành động triển khai Khung khổ Phát triển CLMV. Tại Hội nghị, Trưởng đoàn các nước Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Việt Nam đã cảm ơn Ban Thư ký ASEAN, Viện Mê Công đã hỗ trợ các nước Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Việt Nam trong việc xây dựng và hoàn thiện văn kiện Kế hoạch hành động triển khai Khung khổ Phát triển CLMV. Đây là nhiệm vụ quan trọng mà Lãnh đạo Cấp cao các nước Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Việt Nam giao cho các Trưởng đoàn tại Hội nghị Cấp cao CLMV lần thứ 10 (năm 2020). Sau hơn 02 năm làm việc tích cực, đến nay, các nước Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Việt Nam đã thống nhất nội dung của văn kiện, đặc biệt là Bảng Kế hoạch hành động, với hơn 150 hoạt động hợp tác thực hiện trong 8 năm (từ năm 2023 đến 2030) nhằm phát triển các lĩnh vực quan trọng và thúc đẩy hợp tác giữa các nước Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Việt Nam trong các trụ cột như giao thông, tạo thuận lợi thương mại, đầu tư, hải quan, hợp tác về thông tin, phát triển hệ thống tài chính, nguồn nhân lực, nông nghiệp và du lịch… Sau khi thảo luận, các Trưởng đoàn nhất trí thông qua văn kiện và đề nghị Ban Thư ký ASEAN tiếp tục hỗ trợ các nước xây dựng các đề xuất dự án/hoạt động chi tiết, tìm, kết nối đối tác tài trợ các hoạt động trong Kế hoạch cho các nước Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Việt Nam. Hội nghị cũng nhất trí giao các Trưởng SEOM CLMV, phối hợp với Trưởng SOM CLMV và các cơ quan, Bộ ngành liên quan của mỗi nước sớm triển khai các hoạt động, dự án hợp tác trong Kế hoạch hành động, để góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa các nước Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Việt Nam trở thành các quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và đưa nhóm nước Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Việt Nam trở thành trung tâm kinh doanh tiến bộ của khu vực và trên thế giới.

Việc các nước Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Việt Nam kết thúc quá trình xây dựng Kế hoạch hành động triển khai Khung khổ Phát triển CLMV trong năm 2022 và thống nhất được dự thảo văn kiện Kế hoạch là một dấu ấn và là kết quả đáng ghi nhận trong năm Việt Nam chủ trì cơ chế hợp tác kinh tế CLMV, điều phối chung các hoạt động hợp tác kinh tế CLMV.

Trước khi kết thúc Hội nghị, đại diện Ban Thư ký ASEAN chúc mừng Việt Nam và các nước Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma đã cùng nhau xây dựng thành công và nhất trí cao thông qua 02 văn kiện quan trọng của Hội nghị gồm Kế hoạch hành động CLMV giai đoạn 2023-2024 và Kế hoạch hành động triển khai Khung khổ Phát triển CLMV. Ban Thư ký ASEAN nhấn mạnh các nước Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Việt Nam cần tiếp tục hợp tác với nhau để triển khai các hoạt động, dự án hợp tác trong thời gian tới, tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất công nghiệp, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân, đảm bảo chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị trong khu vực không bị đứt quãng.

Kết thúc Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cảm ơn các nước Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Ban Thư ký ASEAN đã tích cực ủng hộ và hợp tác chặt chẽ với Việt Nam, giúp Việt Nam hoàn thành tốt vai trò chủ trì cơ chế hợp tác kinh tế CLMV trong năm 2022. Trưởng đoàn Việt Nam cũng chúc mừng Campuchia trên cương vị chủ trì cơ chế hợp tác kinh tế CLMV năm 2023 và bày tỏ tin tưởng Campuchia sẽ đảm nhận tốt vai trò này.

Anh Minh

Tin mới

Hà Nội: Nhanh chóng dập tắt đám cháy xưởng in ở phường Đại Mỗ, Nam Từ Liêm
Hà Nội: Nhanh chóng dập tắt đám cháy xưởng in ở phường Đại Mỗ, Nam Từ Liêm

Vụ cháy xảy ra khoảng 16 giờ 30 phút tại xưởng in ở tổ dân phố Dao Quang, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Cột khói đen bốc cao, khiến nhiều người tại khu vực hoang mang.

47 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (1977-2024): Tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác vì mục tiêu chung
47 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (1977-2024): Tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác vì mục tiêu chung

Ngày 20-9-1977, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Liên hợp quốc (LHQ)-tổ chức đa phương lớn nhất thế giới với sứ mệnh xây dựng luật pháp, duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy hợp tác hữu nghị và phát triển trên thế giới. Chặng đường gần 5 thập kỷ qua đã chứng minh quan hệ Việt Nam-LHQ là mối quan hệ đối tác bền chặt và còn nhiều triển vọng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có thông điệp quan trọng tại Liên hợp quốc
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có thông điệp quan trọng tại Liên hợp quốc

Từ ngày 21 đến 27-9-2024, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, sau đó thăm cấp Nhà nước tới Cuba theo lời mời của Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Diaz Canel Bermudez cùng Phu nhân.

Các nước gửi lời thăm hỏi Việt Nam về ảnh hưởng của bão số 3
Các nước gửi lời thăm hỏi Việt Nam về ảnh hưởng của bão số 3

Chia sẻ với Việt Nam về những thiệt hại nặng nề do bão số 3 (Yagi) gây ra, lãnh đạo cấp cao các nước tiếp tục gửi thư, điện thăm hỏi lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.

EU cấp 10 tỷ euro hỗ trợ các nước bị lũ lụt
EU cấp 10 tỷ euro hỗ trợ các nước bị lũ lụt

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen vừa công bố gói hỗ trợ 10 tỷ euro của Quỹ Liên kết của Liên minh châu Âu (EU) cho các quốc gia Trung Âu bị ảnh hưởng bởi lũ lụt nghiêm trọng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam

Chiều 19-9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp thân mật Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén.