• Click để copy

Hội thảo khoa học “Phát triển kinh tế số, xã hội số ở Đồng bằng sông Cửu Long-những vấn đề lý luận và thực tiễn”​

Chiều 23-11, tại TP Cần Thơ, Học viện Chính trị Khu vực IV (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học “Phát triển kinh tế số, xã hội số ở Đồng bằng sông Cửu Long-những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Trong những năm qua, dưới sự tác động của nhiều yếu tố, công nghệ số đã có sự phát triển rất mạnh mẽ. Sự phát triển của công nghệ số đã hình thành nên hệ sinh thái công nghệ số có sự lệ thuộc và tương tác lẫn nhau, đồng thời trở thành lực lượng quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội.

Hội thảo khoa học “Phát triển kinh tế số, xã hội số ở Đồng bằng sông Cửu Long-những vấn đề lý luận và thực tiễn”​

Quang cảnh hội thảo khoa học.

Xác định được tầm quan trọng của chuyển đổi số, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách mang tính chiến lược để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam như: Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27-9-2019 của Bộ Chính trị khóa XII về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15-6-2021 của Thủ tướng Chính phủ; chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số, xã hội số đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31-3-2022 của Thủ tướng Chính phủ…

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Cũng như cả nước, vùng ĐBSCL đã đạt được nhiều kết quả, thành tựu quan trọng, khá toàn diện về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cũng như bảo đảm quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, kinh tế-xã hội của vùng vẫn còn những hạn chế, bất cập và gặp nhiều khó khăn, thách thức, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có.

Hội thảo khoa học “Phát triển kinh tế số, xã hội số ở Đồng bằng sông Cửu Long-những vấn đề lý luận và thực tiễn”​

Các đại biểu thảo luận tại hội thảo khoa học. 

Từ thực tiễn nói trên, để đáp ứng yêu cầu phát triển, ngày 2-4-2022, Bộ Chính trị khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết đã đề ra một trong các nguyên tắc và định hướng phát triển, là: “Phát triển nhanh, bền vững”; “phát triển vùng phù hợp với chiến lược phát triển bền vững, chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia, thích ứng với biến đổi khí hậu”… Chính vì vậy, việc nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế số, xã hội số để đề xuất giải pháp, kiến nghị chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số ở ĐBSCL là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Tại hội thảo, các đại biểu tập trung làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế số, xã hội số và phát triển kinh tế số, xã hội số; đánh giá thực trạng và nhận diện những thách thức trong phát triển kinh tế số, xã hội số ở ĐBSCL hiện nay; đề xuất các giải pháp tăng cường phát triển kinh tế số, xã hội số ở ĐBSCL...

Hội thảo là dịp để các nhà khoa học, nghiên cứu lý luận, các nhà lãnh đạo, quản lý, các chuyên gia hoạt động trong các lĩnh vực thực tiễn nhận thức sâu sắc hơn những vấn đề lý luận về kinh tế số, xã hội số và phát triển kinh tế số, xã hội số cũng như quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế số, xã hội số. Đồng thời, từ thực tiễn để thảo luận, đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số ở ĐBSCL trong bối cảnh mới.

Tin, ảnh: QUANG ĐỨC

Bài liên quan

Tin mới

Thực trạng gian lận và trốn thuế đang diễn biến ngày càng tinh vi và phức tạp
Thực trạng gian lận và trốn thuế đang diễn biến ngày càng tinh vi và phức tạp

Theo báo cáo của Bộ Tài chính: Thực trạng gian lận và trốn thuế đang diễn biến ngày càng tinh vi và phức tạp. Các hành vi vi phạm không chỉ dừng lại ở việc kê khai sai lệch, giấu doanh thu hay lập hóa đơn khống đơn thuần, mà đã phát triển thành các thủ đoạn có tổ chức với quy mô lớn, liên quan đến nhiều chủ thể và địa bàn khác nhau.

Cơ cấu lại mô hình hoạt động để mở ra không gian mới cho VNPT
Cơ cấu lại mô hình hoạt động để mở ra không gian mới cho VNPT

Sau Nghị quyết số 186/NQ-CP của Chính phủ, mới đây, tại Văn bản số 6468/VPCP-ĐMDN, Phó thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT. Đây là một trong các động thái đầu tiên trong chiến lược cơ cấu lại mô hình hoạt động mà VNPT đang thực hiện.

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước: Đột phá để nâng cao vai trò quản lý nhà nước
Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước: Đột phá để nâng cao vai trò quản lý nhà nước

Nhiệm kỳ 2025 - 2030, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước thực hiện những giải pháp có tính sáng tạo, đột phá nhằm nâng cao vai trò quản lý nhà nước.

Cơ động: Kiểm tra, tạm giữ gần 4 tấn chân gà không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Cơ động: Kiểm tra, tạm giữ gần 4 tấn chân gà không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Đội Quản lý thị trường số 6 cùng các cơ quan phối hợp đã tiến hành khám phương tiện vận tải BKS 15C-431.34, phát hiện gần 4.000 kg chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Đề phòng thời tiết nguy hiểm từ nay đến cuối năm: Bão, mưa lớn diện rộng
Đề phòng thời tiết nguy hiểm từ nay đến cuối năm: Bão, mưa lớn diện rộng

Theo nhận định mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (Cục Khí tượng thủy văn), từ nay đến cuối năm 2025, dự báo có khoảng 3 - 4 cơn bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào đất liền; trên phạm vi cả nước tiếp tục xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, sét, mưa đá.

Áp thấp nhiệt đới khả năng sẽ mạnh lên thành bão và đi vào Biển Đông vào cuối tuần này
Áp thấp nhiệt đới khả năng sẽ mạnh lên thành bão và đi vào Biển Đông vào cuối tuần này

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 16-7, một vùng áp thấp trên khu vực phía Đông của Philippines đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.