• Click để copy

Hôm nay (2-11), Quốc hội thảo luận về một số dự án luật quan trọng

Theo chương trình làm việc Kỳ họp thứ tư, hôm nay, ngày 2-11, Quốc hội sẽ thảo luận về một số dự án luật quan trọng, như: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Luật Giá (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi).

Cụ thể, hôm nay, thứ tư, 2-11: Buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) và dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Buổi chiều, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Giá (sửa đổi). Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi).

* Hôm qua, thứ ba, ngày 1-11, Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc thứ 10 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Buổi sáng

Dưới sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe: Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, thay mặt Chính phủ trình bày Tờ trình về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).

Tại phiên thảo luận đã có 22 đại biểu phát biểu; đa số ý kiến đại biểu cơ bản nhất trí với sự cần thiết sửa đổi Luật Phòng, chống rửa tiền và đánh giá hồ sơ dự thảo Luật đã được chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng để có thể xem xét, thông qua tại kỳ họp này.

Hôm nay (2-11), Quốc hội thảo luận về một số dự án luật quan trọng

Quang cảnh phiên họp Quốc hội tại Kỳ họp thứ tư. Ảnh: VPQH 

Bên cạnh đó, các đại biểu đã tập trung cho ý kiến về những nội dung: Tên gọi của dự thảo luật; đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; nguyên tắc phòng, chống rửa tiền; biện pháp phòng, chống rửa tiền; chính sách của Nhà nước về phòng, chống rửa tiền; phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản; hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền; giao dịch có giá trị lớn; tổ chức phi lợi nhuận;

Việc thiết lập hoặc duy trì tài khoản vô danh hoặc tài khoản sử dụng tên giả; cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị; quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền; trách nhiệm báo cáo, cung cấp hồ sơ, thông tin báo cáo, đối tượng báo cáo, thời hạn báo cáo, lưu trữ hồ sơ thông tin báo cáo; nhận biết khách hàng, cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng;

Việc đánh giá rủi ro quốc gia, rủi ro ngành; phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro; báo cáo giao dịch đáng ngờ; các yếu tố xác định giao dịch đáng ngờ, các dấu hiệu đáng ngờ; quan hệ ngân hàng đại lý; việc áp dụng các biện pháp tạm thời; tính chính danh khi đăng ký mở và sử dụng tài khoản; trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong phối hợp trao đổi thông tin về phòng, chống rửa tiền…

Nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo luật, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền, các đại biểu đề nghị cần bổ sung quy định về quản lý tài sản ảo, tiền ảo, dịch vụ công nghệ tài chính vào diện đối tượng phải báo cáo về phòng, chống rửa tiền; bổ sung một điều luật quy định về trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong công tác phòng, chống rửa tiền;

Nghiên cứu, ban hành hướng dẫn chi tiết đối với các biện pháp tăng cường cập nhật thông tin khách hàng phù hợp với mức độ rủi ro về rửa tiền, giám sát đặc biệt một số giao dịch; bổ sung quy trình tuyển dụng nhân sự, xây dựng quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, áp dụng các biện pháp cần thiết để giảm thiểu rủi ro đối với các sản phẩm, dịch vụ sử dụng công nghệ mới.

Ngoài ra, một số ý kiến đại biểu cho rằng, trong dự thảo luật còn quá nhiều quy định giao cho Chính phủ hướng dẫn thi hành, đề nghị Ngân hàng Nhà nước nên cụ thể hóa hơn nữa vào luật mà không cần phải chờ Chính phủ hoặc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn nhằm rút ngắn thời gian đưa luật vào thực tiễn;

Đồng thời đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, toàn diện, thận trọng các nội dung của dự thảo luật với các luật hiện hành để bảo đảm tính hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, khả thi của Luật trong hệ thống pháp luật quốc gia, phù hợp với chuẩn mực quốc tế về phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Kết thúc phiên thảo luận, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đã giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Buổi chiều

Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) và dự án Luật Phòng thủ dân sự.

HẢI THANH

Tin mới

Thực trạng gian lận và trốn thuế đang diễn biến ngày càng tinh vi và phức tạp
Thực trạng gian lận và trốn thuế đang diễn biến ngày càng tinh vi và phức tạp

Theo báo cáo của Bộ Tài chính: Thực trạng gian lận và trốn thuế đang diễn biến ngày càng tinh vi và phức tạp. Các hành vi vi phạm không chỉ dừng lại ở việc kê khai sai lệch, giấu doanh thu hay lập hóa đơn khống đơn thuần, mà đã phát triển thành các thủ đoạn có tổ chức với quy mô lớn, liên quan đến nhiều chủ thể và địa bàn khác nhau.

Cơ cấu lại mô hình hoạt động để mở ra không gian mới cho VNPT
Cơ cấu lại mô hình hoạt động để mở ra không gian mới cho VNPT

Sau Nghị quyết số 186/NQ-CP của Chính phủ, mới đây, tại Văn bản số 6468/VPCP-ĐMDN, Phó thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT. Đây là một trong các động thái đầu tiên trong chiến lược cơ cấu lại mô hình hoạt động mà VNPT đang thực hiện.

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước: Đột phá để nâng cao vai trò quản lý nhà nước
Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước: Đột phá để nâng cao vai trò quản lý nhà nước

Nhiệm kỳ 2025 - 2030, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước thực hiện những giải pháp có tính sáng tạo, đột phá nhằm nâng cao vai trò quản lý nhà nước.

Cơ động: Kiểm tra, tạm giữ gần 4 tấn chân gà không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Cơ động: Kiểm tra, tạm giữ gần 4 tấn chân gà không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Đội Quản lý thị trường số 6 cùng các cơ quan phối hợp đã tiến hành khám phương tiện vận tải BKS 15C-431.34, phát hiện gần 4.000 kg chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Đề phòng thời tiết nguy hiểm từ nay đến cuối năm: Bão, mưa lớn diện rộng
Đề phòng thời tiết nguy hiểm từ nay đến cuối năm: Bão, mưa lớn diện rộng

Theo nhận định mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (Cục Khí tượng thủy văn), từ nay đến cuối năm 2025, dự báo có khoảng 3 - 4 cơn bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào đất liền; trên phạm vi cả nước tiếp tục xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, sét, mưa đá.

Áp thấp nhiệt đới khả năng sẽ mạnh lên thành bão và đi vào Biển Đông vào cuối tuần này
Áp thấp nhiệt đới khả năng sẽ mạnh lên thành bão và đi vào Biển Đông vào cuối tuần này

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 16-7, một vùng áp thấp trên khu vực phía Đông của Philippines đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.