• Click để copy

Hơn 1.800km đường cao tốc được đưa vào khai thác trên cả nước

Ngày 8-9, tại Thanh Hóa, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với các địa phương tổ chức hội nghị sơ kết thực hiện dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 đoạn từ Ninh Bình đến Nghệ An.

Theo Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ Giao thông vận tải), các dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020, đoạn từ Ninh Bình đến Nghệ An đã thông xe đưa vào khai thác gồm 4 dự án thành phần, có chiều dài 171,85km, tổng mức đầu tư 27.353 tỷ đồng, đi qua địa phận 4 tỉnh (Nam Định 5,1km, Ninh Bình 24,4km, Thanh Hóa 98,8km, Nghệ An 43,5km).

Cụ thể: Đoạn Cao Bồ - Mai Sơn dài 15,2km, tổng mức đầu tư 1.607,4 tỷ đồng do Sở Giao thông vận tải Ninh Bình làm chủ đầu tư; đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45 dài 63,37km, tổng mức đầu tư 12.918 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án Thăng Long làm chủ đầu tư; đoạn Quốc lộ 45 - Nghi Sơn dài 43,28km, tổng mức đầu tư 5.534,5 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án 2 làm chủ đầu tư và đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu dài 50km, tổng mức đầu tư 7.293,2 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án 6 làm chủ đầu tư.

Hơn 1.800km đường cao tốc được đưa vào khai thác trên cả nước
Dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu được đưa vào khai thác đầu tháng 9-2023. Ảnh: BẢO LINH

Đoạn Cao Bồ - Mai Sơn đưa vào khai thác tháng 2-2022; đoạn Mai Sơn – Quốc lộ 45 đưa vào khai thác tháng 4-2023 và hai đoạn Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn – Diễn Châu đưa vào khai thác từ ngày 1-9-2023. 

Việc hoàn thành cao tốc đoạn từ Ninh Bình đến Nghệ An đưa vào khai thác đã rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Diễn Châu (Nghệ An) chỉ còn khoảng 3 đến 3,5 giờ, giải quyết nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa, giảm thiểu tai nạn, ùn tắc giao thông, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Bộ Giao thông vận tải đã quyết liệt chỉ đạo các chủ thể tham gia áp dụng đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng dự án. Trong đó, đã lập kế hoạch chi tiết để kiểm soát tiến độ; xây dựng hồ sơ thiết kế mẫu, hồ sơ mời thầu mẫu để triển khai đồng bộ, thống nhất. Sau khi dự án đầu tư được duyệt, xây dựng thiết kế yếu tố hình học cơ bản để cắm cọc giải phóng mặt bằng, bàn giao cho địa phương.

Hơn 1.800km đường cao tốc được đưa vào khai thác trên cả nước
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: BẢO LINH 

Quá trình thi công đã kịp thời chỉ đạo điều chỉnh giải pháp thiết kế bảo đảm phù hợp thực tế; rà soát, xây dựng quy trình nghiệm thu, thanh toán, rút ngắn thời gian thực hiện, đẩy nhanh thủ tục, tiến độ giải ngân. 

Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban để trực tiếp chỉ đạo, điều hành, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. Các địa phương cũng đã huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, nỗ lực đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng.

Các chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế đã không quản ngại khó khăn, đề xuất các giải pháp kỹ thuật phù hợp, tổ chức thi công 3 ca, 4 kíp, xuyên lễ, Tết trên công trường và sự ủng hộ tích cực của nhân dân khu vực dự án, kịp thời hoàn thành các hạng mục.

Đến nay, đoạn đường bộ cao tốc từ Ninh Bình đến Nghệ An đã hoàn thành đáp ứng tiến độ, chất lượng theo đúng yêu cầu kỹ thuật, nâng tổng chiều dài tuyến đường bộ cao tốc đang khai thác trên cả nước lên 1.822km. 

Đồng thời, đang tích cực triển khai xây dựng các đoạn còn lại trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông, các tuyến vành đai và các tuyến đường bộ cao tốc khác, phấn đấu đến cuối năm 2025 có 3.000km và đến năm 2030 có 5.000km đường bộ cao tốc.

Hơn 1.800km đường cao tốc được đưa vào khai thác trên cả nước
 Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: BẢO LINH

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh một số bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện các dự án. Trước hết là huy động sự vào cuộc tích cực, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, bám sát thực tiễn, chủ động, kịp thời phát hiện các khó khăn, vướng mắc để đề xuất các giải pháp, các cơ chế, chính sách giải quyết theo hướng giảm thiểu thủ tục hành chính và các khâu trung gian.

Bên cạnh đó, công tác giải phóng mặt bằng luôn là đường găng của các dự án nên cần phải đi trước một bước. Các địa phương cần tập trung di dời hạ tầng kỹ thuật, xây dựng khu tái định cư, giao mỏ vật liệu, xác định bãi đổ thải, hạn chế tối đa việc bàn giao mặt bằng “xôi đỗ”. Chủ động có kế hoạch khai thác, cung cấp đủ nguồn vật liệu theo tiến độ thi công của dự án; đồng thời, cần kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc vật liệu, quản lý giá cả.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng đề nghị các chủ đầu tư, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế và các nhà thầu phải phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, xây dựng kế hoạch, phương án thi công một cách khoa học, chi tiết, phù hợp điều kiện thực tế, huy động đầy đủ nhân lực, tài chính, máy móc thiết bị hiện đại, tổ chức thi công đảm bảo tiến độ, chất lượng, an toàn…

MẠNH HƯNG

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.