• Click để copy

Hợp tác Việt Nam-Singapore, một hình mẫu thành công

Trên hành trình 50 năm qua, mối quan hệ Việt Nam-Singapore đã có những bước phát triển mạnh mẽ, năng động và thực chất.

Mặc dù nửa thế kỷ trước, Singapore là một trong những quốc gia đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam sau khi Hiệp định Paris được ký kết, thế nhưng mối giao lưu giữa hai dân tộc đã được khởi nguồn khá sớm, từ đầu thế kỷ XX thông qua sự kết nối của các thương nhân. Đặc biệt, trong hành trình tìm đường cứu nước đầy gian khổ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng đến Singapore 2 lần vào đầu thập niên 1930. Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt trang trọng tại khuôn viên công viên Bảo tàng Văn minh châu Á ngày nay chính là minh chứng cho tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai dân tộc, hai đất nước.

Hợp tác Việt Nam-Singapore, một hình mẫu thành công

 Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức Singapore, tháng 2-2023. Ảnh: TTXVN

Cùng với chuyển biến chung của cục diện quốc tế và khu vực cũng như chủ trương đổi mới, mở cửa của Việt Nam, vào đầu thập niên 1990, mối quan hệ Việt Nam-Singapore ghi nhận những bước phát triển nhanh chóng, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập “đại gia đình” ASEAN vào năm 1995. Đến năm 2013, Singapore trở thành một trong những quốc gia thành viên ASEAN đầu tiên thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, mở ra một chương mới trong quan hệ song phương.

Phải khẳng định rằng, trong suốt 50 năm qua, trải qua nhiều thăng trầm lịch sử và biến thiên thời cuộc, mối quan hệ Việt Nam-Singapore đã không ngừng phát triển ngày càng tốt đẹp. Hợp tác trên các kênh Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội liên tục được mở rộng. Gần đây nhất phải kể đến chuyến thăm chính thức Singapore của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và phu nhân (tháng 2-2023), với nhiều kiết quả thực chất, trong đó có việc hai bên ký kết thỏa thuận về lập quan hệ đối tác kinh tế số-kinh tế xanh, tạo tiền đề triển khai hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế số, kinh tế xanh, tài chính xanh, mua bán năng lượng sạch, ứng phó biến đổi khí hậu…

Trong hành trình nửa thế kỷ hợp tác và phát triển, mối quan hệ chính trị tốt đẹp đã mở đường cho hợp tác về mọi mặt giữa Việt Nam và Singapore. Hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam-Singapore được đánh giá là một điểm sáng tiêu biểu tại khu vực Đông Nam Á. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 9,15 tỷ USD trong năm 2022 và đạt 4,5 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm nay. Với 3.274 dự án còn hiệu lực có tổng vốn đăng ký 73,5 tỷ USD, Singapore duy trì vị trí đứng đầu ASEAN và thứ 2/143 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Các khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP) đã trở thành biểu tượng cho hợp tác kinh tế thành công giữa hai nước. Từ VSIP đầu tiên tại Bình Dương được khởi động vào đầu năm 1996, đến nay đã có 14 VSIP hiện diện tại 10 tỉnh, thành của Việt Nam. Các VSIP thu hút khoảng 18,7 tỷ USD tổng vốn đầu tư cho khoảng 866 dự án, tạo việc làm cho hơn 300.000 lao động.

Không những vậy, hợp tác chuyên ngành cũng được Việt Nam và Singapore duy trì và thúc đẩy, từ quốc phòng, an ninh cho đến giao thông vận tải, tài chính-ngân hàng, giáo dục-đào tạo, giao lưu nhân dân..., trong số này hợp tác quốc phòng được xác định và thực sự đã trở thành một trụ cột quan trọng của quan hệ song phương.

Chưa dừng lại ở bình diện song phương, Việt Nam và Singapore còn hợp tác chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, đặc biệt là  trong khuôn khổ ASEAN và các cơ chế do ASEAN dẫn dắt.

Là những đối tác tự nhiên, được gắn kết bởi nền tảng văn hóa tương đồng, vị trí địa lý gần gũi cùng các lợi ích song trùng tại khu vực và quốc tế, mối quan hệ Việt Nam-Singapore đã được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước vun đắp thành một hình mẫu thành công cả trên bình diện song phương và đa phương. Trên nền tảng vững chắc đã được xây dựng trong 50 năm qua, với quyết tâm cao của lãnh đạo, nhân dân hai nước, quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Singapore chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển tốt đẹp hơn nữa trong thời gian tới, vì lợi ích của nhân dân hai nước, đóng góp tích cực cho tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh và thịnh vượng, vì hòa bình, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới.

NHẬT MINH

Bài liên quan

Tin mới

Nỗi lo giáo dục đại học
Nỗi lo giáo dục đại học

Con số gần 100 trường đại học đang tìm mọi cách để thu hút, bổ sung thí sinh cho đủ chỉ tiêu tuyển sinh vào trường gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Nhiều trường đại học cần bổ sung từ 200 đến 500 chỉ tiêu nhưng số thí sinh đăng ký chỉ dừng lại ở con số vài chục em.

Bộ Thông tin và Truyền thông: Bảo đảm hệ thống thông tin ứng phó bão số 4
Bộ Thông tin và Truyền thông: Bảo đảm hệ thống thông tin ứng phó bão số 4

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có công điện số 07/CĐ-BTTTT yêu cầu các đơn vị trực thuộc bộ, sở thông tin các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa chủ động ứng phó bão số 4.

Để Đà Nẵng trở thành trung tâm về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo
Để Đà Nẵng trở thành trung tâm về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo

Đà Nẵng nằm ở vị trí trung tâm và là thành phố lớn nhất khu vực miền Trung-Tây Nguyên, có nhiều thuận lợi để trở thành trung tâm công nghệ cao của cả nước với trọng tâm là vi mạch bán dẫn.

15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024
15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8-2024 số lượng ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu giảm 12,6% (tương ứng giảm 2.172 chiếc) so với lượng nhập của tháng trước.

Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030
Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030

Chiều 19-9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo, thông tin về lễ công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cùng các hoạt động xúc tiến đầu tư.

Tái thiết di sản kiến trúc - cảnh quan đáp ứng phát triển bền vững
Tái thiết di sản kiến trúc - cảnh quan đáp ứng phát triển bền vững

Một trong những xu hướng phổ biến của lĩnh vực kiến trúc hiện nay là tái thiết di sản kiến trúc-cảnh quan, chuyển đổi công năng, trở thành những công trình văn hóa-nghệ thuật công cộng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, đồng thời tạo sản phẩm mới của công nghiệp văn hóa, gia tăng hiệu quả kinh tế. Tìm hiểu về vấn đề này, phóng viên Báo Quân đội nhân dân có cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu, kiến trúc sư (KTS) Vũ Hiệp.