• Click để copy

Kế hoạch tiếp quản Gaza của Tổng thống Donald Trump liệu có khả thi?

Tổng thống Mỹ Donald Trump lần thứ hai đề cập tới khả năng Mỹ tiếp quản dải Gaza sau khi ông phát biểu coi đây là một khu bất động sản lớn, đồng thời tái khẳng định Mỹ sẽ sở hữu và phát triển vùng đất nhiều đau thương này của người Palestine.

Dù chưa rõ kế hoạch tiếp quản dải Gaza của chính quyền Tổng thống D.Trump cụ thể là gì nhưng việc ông đề cập sẽ biến nó thành “Riviera tại Trung Đông” phần nào hé lộ những tính toán của nhà lãnh đạo xuất phát từ một doanh nhân tỷ phú, cũng là một “ông trùm” về bất động sản. Riviera được biết tới là địa danh nghỉ dưỡng, du lịch nổi tiếng ven Địa Trung Hải, trải dài từ Pháp đến Italy. 

Ông D.Trump cũng cho rằng “sẽ là sai lầm lớn nếu cho phép người dân Palestine hoặc những người khác sống ở dải Gaza quay lại đó một lần nữa”. Ông đề xuất rằng 2 triệu người dân Gaza sẽ được thúc giục hoặc buộc phải rời khỏi dải đất này đến Jordan, Ai Cập hoặc nơi khác và cho biết quân đội Mỹ có thể đóng vai trò nhất định trong tiến trình này.

Kế hoạch tiếp quản Gaza của Tổng thống Donald Trump liệu có khả thi?
Một gia đình người Palestine phải rời khỏi dải Gaza chạy trốn chiến tranh. Ảnh: AP 

Ý định này của nhà lãnh đạo Mỹ đang gây ra những tranh cãi đối với kế hoạch đầy tham vọng tiếp quản dải Gaza vốn được nhận định là không khả thi và thiếu thực tế. Những người phản đối cho rằng đây là kế hoạch không coi trọng quyền tự quyết hoặc quyền tự quản của người Palestine. Tờ “The Korea Times” cho rằng theo đề xuất này, người Palestine sẽ phải di dời đến các khu vực khác. Việc buộc người Palestine phải rời mảnh đất quê hương của mình gợi nhớ đến ngày thảm họa “Nakba” năm 1948 khi người Palestine bị cưỡng bức phải rời đi khi nhà nước Israel được thành lập. Việc này đã bị lên án trên toàn thế giới vì vi phạm trực tiếp luật pháp quốc tế và là sự xúc phạm đến phẩm giá con người.

Cách tiếp cận của ông D.Trump nếu thành hiện thực sẽ đặt dấu chấm hết cho giải pháp hai nhà nước vẫn được coi là con đường khả thi nhất để giải quyết cuộc xung đột giữa Palestine và Israel, là nền tảng cho hòa bình. Đề xuất của Tổng thống D.Trump bác bỏ khuôn khổ lâu đời này, thay vào đó biến Gaza thành một trung tâm thương mại vì lợi ích của Mỹ, gây lo ngại sẽ phủ bóng lên mục tiêu tìm kiếm hòa bình và ổn định cho vùng đất này. Với cách tiếp cận đó, người Palestine một lần nữa phải rời bỏ nhà cửa của họ. Đây không chỉ là hành vi vi phạm các chuẩn mực quốc tế mà còn là sự bác bỏ hoàn toàn các quyền hợp pháp của hàng triệu người Palestine đã sống ở khu vực này trong nhiều thế kỷ. Bất luận thế nào, khát vọng tự quyết của người dân Palestine không nên bị phá hoại bởi những kế hoạch chỉ phục vụ cho lợi ích địa chính trị của các quốc gia hùng mạnh. 

Đề xuất này thể hiện sự thay đổi đáng kể so với lập trường truyền thống của Mỹ, cho dù chỉ mang tính hình thức, là ủng hộ giải pháp hai nhà nước như một phương tiện giải quyết xung đột Israel-Palestine. Nó báo hiệu sự thay đổi hướng tới các hành động đơn phương có thể cô lập Mỹ hơn nữa khỏi các đồng minh của mình và làm mất ổn định một khu vực vốn đã mong manh. Cộng đồng quốc tế phần lớn phản ứng tiêu cực đối với đề xuất của Tổng thống D.Trump và ngày càng có nhiều lo ngại rằng những đề xuất như vậy có thể dẫn đến sự đổ vỡ trong các nỗ lực ngoại giao và hòa bình.

Đặc biệt, đề xuất của ông D.Trump liên quan đến việc đưa quân Mỹ vào Gaza cũng là một thử thách vì các cử tri Mỹ đã quá mệt mỏi với sự can dự của Mỹ vào các cuộc chiến hao người tốn của ở nước ngoài. Bất kỳ hành động triển khai lực lượng nào như vậy sẽ đi ngược lại với cam kết quan trọng mà ông D.Trump đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử là không lôi kéo Washington vào các cuộc chiến tranh ở nước ngoài.

Chưa kể những tác động tiềm tàng của kế hoạch mà Tổng thống D.Trump đưa ra vượt ra ngoài khu vực lân cận. Hiệu ứng lan tỏa của kế hoạch này có thể lan rộng ra ngoài Trung Đông, vốn được mệnh danh là “rốn dầu” của thế giới. Bất kỳ biến động nào về ổn định trong khu vực đều có thể gây ảnh hưởng đến an ninh năng lượng của nhiều quốc gia đang bị phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ ở khu vực này. 

Ở thời điểm nhạy cảm như hiện nay, các nhà lãnh đạo toàn cầu càng cần nỗ lực hơn nữa để tìm ra giải pháp ngoại giao dựa trên sự tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, không phải thông qua các kế hoạch đơn phương, nhất là cần bảo đảm quyền và phẩm giá của tất cả mọi người trong khu vực, đặc biệt là người Palestine. 

HẠNH NGUYÊN

Bài liên quan

Tin mới

Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng cho thanh long, hồ tiêu xuất khẩu
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng cho thanh long, hồ tiêu xuất khẩu

Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 6931/VPCP-NN truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính xử lý thông tin báo nêu về ngành hàng thanh long, hồ tiêu xuất khẩu kêu cứu.

16 giờ ngày 28-7, mở 2 cửa xả mặt hồ Thủy điện Thác Bà
16 giờ ngày 28-7, mở 2 cửa xả mặt hồ Thủy điện Thác Bà

Ngày 28-7, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành Công điện số 4788/CĐ-BNNMT gửi Giám đốc Công ty cổ phần Thủy điện Thác Bà về việc mở cửa xả mặt hồ Thủy điện Thác Bà.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá việc sắp xếp tổ chức bộ máy và vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá việc sắp xếp tổ chức bộ máy và vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Chiều 28-7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị đánh giá kết quả sắp xếp tổ chức bộ máy bên trong của các bộ, ngành và sơ kết 1 tháng vận hành chính quyền địa phương 2 cấp.

Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì hội nghị giao ban Bộ Quốc phòng tháng 7-2025
Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì hội nghị giao ban Bộ Quốc phòng tháng 7-2025

Chiều 28-7, hội nghị giao ban Bộ Quốc phòng tháng 7-2025 được tổ chức dưới sự chủ trì của Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Xây dựng Nghị quyết về cơ chế xử lý một số khó khăn, vướng mắc của pháp luật về an toàn thực phẩm
Xây dựng Nghị quyết về cơ chế xử lý một số khó khăn, vướng mắc của pháp luật về an toàn thực phẩm

Chính phủ đang xem xét thông qua Nghị quyết về cơ chế xử lý một số khó khăn, vướng mắc của pháp luật về an toàn thực phẩm (về công bố tiêu chuẩn áp dụng, đăng ký bản công bố sản phẩm thực phẩm).

Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng mạnh ghi nhận thêm nhiều ổ dịch mới.
Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng mạnh ghi nhận thêm nhiều ổ dịch mới.

Ngày 28-7, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận 72 ca mắc sốt xuất huyết, tăng gấp đôi so với tuần trước đó. Đáng chú ý, tuần qua Hà Nội ghi nhận thêm nhiều ổ dịch mới.