• Click để copy

Khai thác các giá trị di sản thế giới tại Việt Nam để phát triển bền vững

Đến nay, Việt Nam đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, 15 di sản văn hóa phi vật thể, 9 di sản tư liệu, 3 công viên địa chất toàn cầu và 11 khu dự trữ sinh quyển thế giới. Làm thế nào khai thác hiệu quả các giá trị di sản của UNESCO để phát triển bền vững là vấn đề cấp thiết hiện nay.

Đặt con người là trung tâm phát triển

Những ngày tháng 7, trời nắng gắt, Quần thể danh thắng Tràng An vẫn tấp nập người, xe. Dưới bến đò, bà Nguyễn Thị Huệ (xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) sẵn sàng cho lượt chèo mới. Mỗi tháng, thu nhập của bà Huệ khoảng 6 triệu đồng, hơn nhiều so với làm ruộng trước đây. Bà Huệ chia sẻ: “Khách du lịch trở lại ngày càng đông nên chúng tôi rất phấn khởi”.

Bà Nguyễn Thị Huệ chỉ là một trong hơn 20.000 lao động đang gắn bó sinh kế tại Quần thể danh thắng Tràng An. Kể từ khi Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới vào năm 2014, nơi đây đã trở thành một điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam và mang lại nguồn lợi lớn cho địa phương.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, các khu, điểm du lịch trên địa bàn Ninh Bình đã đón 4,53 triệu lượt khách, tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2022; doanh thu ước đạt hơn 3.846 tỷ đồng, gấp 2,94 lần so với cùng kỳ năm 2022. Nhờ khai thác hiệu quả du lịch văn hóa mà trọng tâm là Quần thể danh thắng Tràng An, năm 2022, Ninh Bình là một trong 14 tỉnh, thành phố trên cả nước tự cân đối ngân sách và thực hiện điều tiết ngân sách về Trung ương là 9%.

 Quần thể danh thắng Tràng An thu hút đông đảo du khách. 

 Quần thể danh thắng Tràng An thu hút đông đảo du khách. 

Trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân, ông Bùi Văn Mạnh, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình cho biết: “Ninh Bình đã vận dụng linh hoạt mô hình hợp tác công-tư, bảo đảm lợi ích hài hòa giữa các bên chính quyền-cộng đồng-doanh nghiệp. Mỗi bên khi tham gia đều phải có nghĩa vụ và trách nhiệm riêng. Việc xã hội hóa trong phát huy các giá trị của Tràng An thực hiện trên nền tảng 4 chủ thể: Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và người dân.

Các mục tiêu phát triển bền vững của Ninh Bình luôn đặt con người là trung tâm, là mục tiêu cho phát triển. Từ năm 2014 đến nay, các cơ quan chuyên ngành đã tổ chức 65 lớp tập huấn cho gần 9.000 người dân trong khu di sản; công tác bảo tồn di sản gắn với phát triển du lịch bền vững tạo thêm sinh kế mới cho người dân trong vùng được chú trọng”.

Là địa phương sở hữu 3 di sản được UNESCO ghi danh là Khu di tích Chăm Mỹ Sơn, đô thị cổ Hội An, nghệ thuật bài chòi Trung Bộ; 1 Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm, những năm qua, tỉnh Quảng Nam đã phát huy thế mạnh khai thác du lịch văn hóa. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch hằng năm của Quảng Nam luôn ở mức hai con số. Trong 6 tháng đầu năm 2023, du lịch Quảng Nam đón hơn 4,56 triệu lượt khách, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2022; doanh thu từ du lịch ước đạt 4.600 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2022; thu nhập xã hội từ du lịch ước đạt hơn 10.800 tỷ đồng.

Nói về kinh nghiệm khai thác các giá trị di sản của UNESCO, ông Hồ Quang Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết: “Quảng Nam chú trọng phát huy vai trò của cộng đồng và đặt lợi ích của cộng đồng lên trên hết trong công tác bảo tồn các giá trị di sản văn hóa. Nhờ vậy mà TP Hội An là một trong những địa phương dẫn đầu tỉnh về mức sống dân cư”.

Biểu diễn nhã nhạc cung đình Huế tại Quần thể di tích Cố đô Huế. 

Biểu diễn nhã nhạc cung đình Huế tại Quần thể di tích Cố đô Huế. 

Hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo tồn di sản

Khi sang thăm Việt Nam vào năm 2022, bà Audrey Azoulay, Tổng giám đốc UNESCO khẳng định: “Câu chuyện thành công của Tràng An-Ninh Bình đã truyền cảm hứng cho các quốc gia thành viên khác”. Thực tế, Tràng An không phải là điển hình duy nhất, bởi một số địa phương đã được UNESCO đánh giá rất cao trong việc trùng tu, bảo tồn như: Quần thể di tích Cố đô Huế (Thừa Thiên Huế), đô thị cổ Hội An (Quảng Nam), Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình), Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), Thành nhà Hồ (Thanh Hóa)...

Bên cạnh những điểm sáng, một số địa phương vẫn đang gặp nhiều thách thức giữa phát triển kinh tế và bảo tồn di sản. Từ thực tiễn quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị của Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, ông Nguyễn Sơn Hùng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho rằng, bảo tồn chỉ có thể phát huy hiệu quả khi có cơ chế quản lý thống nhất và có sự quan tâm, phối hợp của các ban, ngành, các hiệp hội, đoàn thể, các doanh nghiệp và sự tham gia của cộng đồng địa phương. Đặc biệt, việc bảo tồn thiên nhiên kết hợp với bảo tồn các giá trị văn hóa, truyền thống lịch sử và công tác giáo dục, tuyên truyền là yếu tố quan trọng trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Tại Quần thể di tích Cố đô Huế hiện nay có một số di tích dù đã được trùng tu, phục hồi nhưng chưa trở thành điểm thu hút du khách. TS Nguyễn Phước Hải Trung, Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế trăn trở: “Việc thực hiện Chương trình "Đại nội về đêm" đã được triển khai, song vẫn còn một số bất cập về địa điểm tổ chức, hạ tầng chưa đồng bộ, tác động của thời tiết... Trung tâm đã lập đề án xây dựng một nhà hát đủ chuẩn để xây dựng show diễn kể về lịch sử của vùng đất Cố đô Huế thông qua 5 di sản văn hóa thế giới đã được công nhận. Tuy nhiên, hiện đề án vẫn còn một số khó khăn, nhất là chưa tìm được nguồn lực tài chính phù hợp".

Giới thiệu nghệ thuật ca trù và dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh năm 2023. 

Giới thiệu nghệ thuật ca trù và dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh năm 2023. 

Ông Hà Kim Ngọc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đánh giá: “Phát triển kinh tế nhiều lúc không khớp nhịp với bảo tồn và phát huy giá trị danh hiệu UNESCO. Nhận thức về di sản, bảo vệ môi trường, gắn việc bảo tồn di sản văn hóa với phát triển bền vững chưa thực sự thấm sâu vào hành động của các nhà quản lý, doanh nghiệp và người dân, lâu dài tiềm ẩn nhiều nguy cơ bởi các tác động tiêu cực từ thiên tai, biến đổi khí hậu luôn hiện hữu.

Việc ứng dụng công nghệ số trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản còn hạn chế. Thách thức lớn nhất vẫn là hài hòa giữa phát triển lợi ích kinh tế và bảo tồn các di sản văn hóa, thiên nhiên, địa chất, sinh quyển. Việt Nam đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc thúc đẩy phát triển bền vững, nhưng chúng ta vẫn còn một chặng đường dài phía trước”.

"Việt Nam là hình mẫu hợp tác tích cực và hiệu quả với UNESCO. Nhiều năm qua, Việt Nam và UNESCO đã xây dựng mối quan hệ bền chặt dựa trên niềm tin chung về tầm quan trọng thiết yếu của giáo dục, khoa học và văn hóa như những động lực chính cho sự phát triển bền vững", ông Firmin Edouard Matoko, Trợ lý Tổng giám đốc UNESCO về ưu tiên châu Phi và quan hệ đối ngoại khẳng định.

Bài và ảnh: HỮU TRƯỞNG

Bài liên quan

Tin mới

Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời
Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời

Ngày 19-9, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký công điện về việc di dời người dân đến nơi an toàn để ứng phó với bão số 4 và mưa lớn.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4

Trước diễn biến của bão số 4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động triển khai các phương án phòng, chống và ứng phó.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Quốc hội Liên bang Nga Valentina Matvienko, ngày 18-9, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV bằng hình thức phát biểu ghi hình.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 21-27/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.

Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp
Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp, thuộc diện phải phá dỡ theo quy định.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ

Ngày 18-9, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết sẽ cung ứng bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bị bão lũ.