• Click để copy

Khai thác hiệu quả không gian bãi giữa sông Hồng

Bãi giữa sông Hồng (Hà Nội) được đánh giá là khu vực có nhiều tiềm năng trong tạo dựng không gian công cộng xanh và phát triển văn hóa, du lịch. Tuy nhiên, khu vực này hiện vẫn chưa được khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Khu vực bãi giữa sông Hồng vẫn còn tình trạng ngổn ngang, nhếch nhác bởi thực trạng sử dụng đất với mục đích cá nhân, mang tính tự phát. Theo chiếc cầu thang nhỏ, dốc đứng từ giữa cầu Long Biên xuống khu vực này, chúng tôi thấy nhiều ngôi nhà được dựng trên những thùng phuy xanh nổi trên mặt nước. Đây là xóm ngụ cư hay “xóm Phao”, là nơi sinh sống của hàng chục hộ dân tứ xứ đổ về. Hầu hết người dân nơi đây đều không có giấy tờ tùy thân, không có đất ở, đành dựng căn nhà tạm ở khu vực mép bờ... 

Khai thác hiệu quả không gian bãi giữa sông Hồng
 Người dân sinh sống tạm bợ ở bãi giữa sông Hồng.

Bà Nguyễn Thị Ninh, sinh năm 1961, quê ở Vĩnh Phúc là người dân sinh sống tại “xóm Phao” hơn chục năm nay. Bà Ninh cho biết, đầu thập niên 1980, gia đình bà lâm vào cảnh nợ nần nên phải bán hết nhà cửa. Không còn nhà, bà quyết định tha hương cầu thực, dắt con xuống Hà Nội để kiếm sống và tìm đến “xóm Phao”. Hai mẹ con bà Ninh chủ yếu đi làm thuê, làm nông hoặc nhặt phế liệu để kiếm sống... Bà Ninh chỉ là một trong hơn 40 hộ dân đang sinh sống rải rác ven bãi giữa sông Hồng từ hàng chục năm qua, trong những ngôi nhà được dựng tạm từ phế liệu. Cùng với đó, nhiều khu đất ven bờ còn được người dân tận dụng để trồng trọt, chăn nuôi, lập lều lán để sử dụng, khiến quang cảnh bãi giữa sông Hồng trở nên nhếch nhác. 

Không chỉ vậy, theo ghi nhận của chúng tôi, khu vực bãi giữa sông Hồng còn là nơi mà nhiều hộ dân khai thác kinh doanh tự phát hoặc lấn chiếm trái phép. Ví như khu vực cuối ngõ 464 Âu Cơ, phường Nhật Tân (quận Tây Hồ) hiện có một sân chơi thể thao pickleball. Trên thực tế, đây là khu vực nằm trong phần đất do Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Nhật Tân được UBND TP Hà Nội giao quản lý. Trước đó, năm 2022, UBND phường Nhật Tân từng lập biên bản xử lý vi phạm hành chính tại khu vực này vì kinh doanh bãi tập lái xe trái phép. Tuy nhiên, đến nay, ở đây lại mọc lên mô hình kinh doanh đồ thể thao, nước giải khát và cho thuê sân chơi pickleball...

Theo số liệu thống kê, chỉ riêng khu vực bãi giữa sông Hồng đã có diện tích hơn 300ha, trải dài qua địa phận của 4 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ và Long Biên. Với vị trí gần trung tâm Thủ đô, không gian mở với mặt nước, cây xanh tự nhiên và không gian đô thị đã góp phần tạo nên cảnh quan độc đáo. Cùng với đó, kết hợp với Di tích lịch sử cầu Long Biên, khu vực bãi giữa sông Hồng trở thành nơi hội tụ các điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển thành không gian công cộng phục vụ hoạt động du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân, du khách. Việc cải tạo, khai thác bãi giữa sông Hồng sao cho hiệu quả là vấn đề được chính quyền TP Hà Nội đặt ra từ lâu. UBND TP Hà Nội đã ban hành các đề án điều chỉnh quy hoạch Thủ đô, trong đó xác định sông Hồng là trục phát triển quan trọng với định hướng phân bố hài hòa không gian sinh thái, không gian văn hóa, lịch sử, không gian xanh, trở thành cảnh quan trung tâm của thành phố.

Theo GS, TS Hoàng Văn Cường, nguyên Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân, đề án quy hoạch sông Hồng không chỉ thiết lập các không gian văn hóa mới mà còn tận dụng những giá trị văn hóa sẵn có, biến các di sản thành điểm đến du lịch hấp dẫn. Trục cảnh quan văn hóa và du lịch sông Hồng sẽ trở thành "con đường di sản", là nơi diễn ra các lễ hội, quy tụ tinh hoa, hình ảnh kết tinh tiêu biểu của các tỉnh, thành phố trên cả nước về với Thủ đô. Không chỉ vậy, sông Hồng được định hướng là yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế đô thị thông qua giao thông thủy và các khu vực kết nối đôi bờ.

Do đó, để có thể sử dụng hiệu quả không gian khu vực sông Hồng, chính quyền TP Hà Nội cần có những quy định về khai thác đồng loạt các khu vực sông Hồng, sông Đuống, sông Đáy theo hướng quy định về căn cứ hình thành các hành lang, gồm: Hành lang mặt nước bảo vệ dòng chảy thường xuyên, hành lang thoát lũ vào mùa lũ, hành lang bảo vệ đê ngăn lũ. Cùng với đó là việc cần thiết phải luật hóa khai thác các dòng sông vào chiến lược hoặc quy hoạch phát triển đô thị của Thủ đô để khai thác hiệu quả những tiềm năng, lợi thế vô cùng to lớn từ khu vực bãi giữa và ven sông...

Bài và ảnh: VÂN HÀ

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.