• Click để copy

Khi vỉa hè “đánh đố” người khiếm thị

Hiện nay, hầu hết tuyến phố trên địa bàn TP Hà Nội đã có phần đường thiết kế dành cho người khiếm thị trên vỉa hè. Tuy nhiên, rất hiếm thấy người khiếm thị được sử dụng phần đường này. Nguyên nhân do vỉa hè bị chiếm dụng, đồng thời một số đoạn đường thi công không đúng kỹ thuật.

Theo thiết kế, phần đường dành cho người khiếm thị trên vỉa hè sử dụng gạch sọc có gờ nổi để hướng dẫn người khiếm thị di chuyển thẳng. Ở các điểm giao cắt, nhất là tiếp giáp với đường phố phải có gạch chấm bi để cảnh báo người khiếm thị dừng lại. Đặc biệt, khi xây dựng, phần đường dành cho người khiếm thị không có các nắp cống, cây xanh, tủ cáp quang, trụ điện.

Ghi nhận của chúng tôi cho thấy, sau khi chỉnh trang, các tuyến phố lớn như: Nguyễn Du, Yết Kiêu; Đại La-Minh Khai (quận Hai Bà Trưng); Xuân Thủy, Tô Hiệu (quận Cầu Giấy)... đều đã có phần đường dành cho người khiếm thị. Thế nhưng, hầu hết phần vỉa hè này đều bị xe cộ, hàng quán chiếm dụng. Lý do được nhiều chủ cửa hàng đưa ra là sử dụng vỉa hè... cho đỡ phí! Thêm nữa, một số đoạn đường thi công với nhiều tín hiệu chỉ dẫn sai, vô hình trung trở thành “bẫy” đối với người khiếm thị. Nhiều vạch kẻ đường chỉ hướng đâm thẳng vào bốt điện, biển báo, cầu vượt... Hoặc có những làn đường điều hướng đúng nhưng ở sát chướng ngại vật mới cảnh báo dừng, khiến người khiếm thị dễ gặp nguy hiểm nếu không có người đi theo hỗ trợ.

Khi vỉa hè “đánh đố” người khiếm thị
Xe máy chiếm phần đường dành cho người khiếm thị tại vỉa hè phố Tô Hiệu, phường Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội). 

Theo nhiều người dân, với người khỏe mạnh bình thường, việc đi bộ trên vỉa hè đã khó khăn, còn với người khuyết tật, lại càng khó khăn hơn. Việc triển khai làn đường riêng cho người khiếm thị vẫn còn nhiều hạn chế. Thực tế, nhiều làn đường cho người khiếm thị hiện nay chưa phát huy hiệu quả. Các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh giải pháp tuyên truyền, nâng cao chế tài xử phạt để giành lại vỉa hè cho người đi bộ, đồng thời, cần nhanh chóng tu sửa để đường dành riêng cho người khiếm thị được phát huy tác dụng.  

Bài và ảnh: NGUYỄN HẢI YẾN

Bài liên quan

Tin mới

Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời
Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời

Ngày 19-9, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký công điện về việc di dời người dân đến nơi an toàn để ứng phó với bão số 4 và mưa lớn.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4

Trước diễn biến của bão số 4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động triển khai các phương án phòng, chống và ứng phó.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Quốc hội Liên bang Nga Valentina Matvienko, ngày 18-9, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV bằng hình thức phát biểu ghi hình.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 21-27/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.

Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp
Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp, thuộc diện phải phá dỡ theo quy định.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ

Ngày 18-9, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết sẽ cung ứng bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bị bão lũ.