• Click để copy

Khơi thông dòng chảy hàng hóa Việt Nam vào châu Mỹ

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14-1-2019.

Đây được coi là bước ngoặt tạo ra xung lực mới thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư giữa Việt Nam với các nước thành viên nói chung và các nước châu Mỹ nói riêng. Sau gần 4 năm thực thi CPTPP, Việt Nam đã tranh thủ khá tốt các ưu đãi để gia tăng thị phần xuất khẩu ở châu Mỹ.

Quả ngọt từ CPTPP

Thủy sản là một trong những mặt hàng tận dụng tốt cơ hội để gia tăng thị phần tại các nước thành viên CPTPP, nhất là tại khu vực châu Mỹ. Theo bà Lê Hằng, Giám đốc truyền thông, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, trước khi có CPTPP, Canada chiếm 2,7% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, đến thời điểm này, tỷ lệ này đã nâng lên là 3,7%. Tương tự, tỷ trọng giá trị xuất khẩu của Việt Nam vào Mexico cũng tăng từ 1% lên 1,3%. Riêng cá tra, Mexico là thị trường nhập khẩu số 3 của Việt Nam, chỉ sau Trung Quốc và Mỹ. Còn theo bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày Túi xách Việt Nam, không chỉ mang lại cho doanh nghiệp (DN) Việt Nam cơ hội tăng trưởng xuất khẩu vào các thị trường CPTPP, đặc biệt là châu Mỹ, mà quan trọng hơn, quá trình đáp ứng các yêu cầu của CPTPP đã làm năng lực nội tại của các DN Việt Nam nâng lên rất nhiều. Bên cạnh đó, CPTPP yêu cầu đáp ứng quy tắc xuất xứ rất khắt khe đã tạo động lực thúc đẩy Việt Nam phát triển các nguồn nguyên phụ liệu trong nước, chuỗi sản xuất.

Khơi thông dòng chảy hàng hóa Việt Nam vào châu Mỹ

Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Hóa dệt Hà Tây. Ảnh: HỒNG HẠNH 

Giới thiệu những điểm đặc biệt về CPTPP đối với Việt Nam, bà Võ Hồng Anh, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho hay, khu vực thị trường châu Mỹ có 4 quốc gia tham gia CPTPP, gồm: Canada, Mexico, Peru và Chile. Trong số đó, ngoại trừ Chile là quốc gia đã có FTA song phương với Việt Nam từ năm 2014, cả 3 quốc gia còn lại lần đầu tiên Việt Nam có quan hệ FTA. Vì vậy, các DN Việt Nam đã tận dụng tốt những lợi thế về ưu đãi thuế quan trong CPTPP để khai thác xuất khẩu vào những thị trường này.

Báo cáo của Bộ Công Thương cho biết, sau gần 4 năm CPTPP đi vào thực thi, DN Việt Nam đã tranh thủ được khá tốt các ưu đãi để gia tăng thị phần xuất khẩu ở châu Mỹ. Năm 2021, xuất khẩu sang cả 4 quốc gia thành viên CPTPP thuộc khu vực châu Mỹ đều đạt mức tăng trưởng cao, với kim ngạch khoảng 13,7 tỷ USD, tăng khoảng 31,2% so với năm 2020. Đây là mức tăng trưởng đáng khích lệ, đặc biệt trong bối cảnh nước ta bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 trong quý III-2021. Đáng chú ý, các thị trường mới của Việt Nam trong khối này như Canada, Mexico, Peru đã có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu rất ấn tượng. Đơn cử với Canada, xuất khẩu từ Việt Nam sang quốc gia này đạt khoảng 5,27 tỷ USD, tăng khoảng 20,8% so với năm 2020. Với Mexico, xuất khẩu của Việt Nam năm 2021 tăng trưởng ấn tượng ở mức khoảng 4,57 tỷ USD, tăng tới khoảng 44,5% so với năm 2020. Còn với Peru, năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt khoảng 560 triệu USD, tăng 84,4% so với năm 2020. Điều này cho thấy CPTPP đã và đang góp phần quan trọng để mở rộng đường cho hàng Việt Nam sang thị trường các nước châu Mỹ vốn còn rất mới mẻ và nhiều tiềm năng.

Những thách thức mới

Mặc dù xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường tham gia CPTPP ở khu vực châu Mỹ có những bước tăng trưởng tốt, song đại diện DN, cơ quan quản lý cho biết, đóng góp của khu vực DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tổng trị giá xuất khẩu vẫn là chính yếu. Hàm lượng chế biến trong các sản phẩm xuất khẩu của khu vực công nghiệp nội địa Việt Nam sang châu Mỹ chưa cao (các sản phẩm nông thủy sản chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm thô, sản phẩm đông lạnh...), dẫn tới giá trị gia tăng của sản phẩm chưa cao. Các DN cũng cho biết, khó khăn và trở ngại khi tiếp cận thị trường châu Mỹ là địa lý bởi đây là khu vực có vị trí địa lý cách xa, khiến gia tăng chi phí và thời gian vận chuyển. Bên cạnh đó, DN còn gặp phải những thách thức về mặt tiêu chuẩn thị trường, đặc biệt là đối với các thị trường Bắc Mỹ.

Đề cập tới những thách thức mới, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), cho biết, thời gian qua, Việt Nam tương đối có lợi thế của người “một mình một chợ”. Bởi vì, các nước trong khu vực châu Á có những sản phẩm hàng hóa tương tự của Việt Nam hầu như chưa có FTA với các nước Canada hay Mexico. Song, từ tháng 8-2022, Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Canada được khởi động; thời gian gần đây, một số nền kinh tế bày tỏ quan tâm tới việc gia nhập CPTPP như Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)... Nếu những thỏa thuận này được chấp nhận sẽ ảnh hưởng khá tiêu cực đến lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong khu vực này. Vì thế, các DN cần có sự chuẩn bị cho thời gian tới. Đứng ở góc độ DN, bà Phan Thị Thanh Xuân kiến nghị, các cấp, ngành, địa phương cần phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để cung cấp nguồn nguyên, phụ liệu phục vụ sản xuất của ngành, tạo động lực gia tăng giá trị xuất khẩu. Ngoài ra, cần có chính sách hỗ trợ DN, nhất là DN vừa và nhỏ, trong việc tiếp cận thị trường; chuyển đổi số, tạo nguồn lao động có kỹ năng, tay nghề cao...

Nhằm nâng cao hiệu quả của việc tận dụng cơ hội từ CPTPP, bà Võ Hồng Anh khẳng định, Bộ Công Thương luôn chú trọng vào công tác triển khai thực thi hiệp định sao cho hiệu quả và đem lại lợi ích thực chất cho các DN. Hiện tại, hằng tháng, Bộ Công Thương triển khai tổ chức hội nghị giao ban về xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ tại nước ngoài và phối hợp để kết nối với các hiệp hội ngành hàng, cộng đồng DN. Bộ Công Thương cũng sẽ phối hợp với các bộ, ngành để tìm ra giải pháp, tìm hiểu các tuyến vận tải mới tăng khả năng kết nối cho DN tại khu vực này...

KHÁNH AN

Bài liên quan

Tin mới

Đánh bom tại một nhà ga ở Pakistan, ít nhất 13 người thiệt mạng
Đánh bom tại một nhà ga ở Pakistan, ít nhất 13 người thiệt mạng

Ít nhất 13 người thiệt mạng và 25 người bị thương trong vụ đánh bom xảy ra vào sáng 9-11 tại một nhà ga tàu hỏa ở thủ phủ Quetta, tỉnh Balochistan, Tây Nam Pakistan.

Campuchia kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập
Campuchia kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập

Sáng 9-11, Lễ kỷ niệm 71 năm Ngày Độc lập Vương quốc Campuchia (9-11-1953 / 9-11-2024) và kỷ niệm 71 năm thành lập Quân đội Hoàng gia Campuchia được tổ chức long trọng tại Đài Độc lập ở thủ đô Phnom Penh.

Houthi tuyên bố bắn hạ “Quái điểu” MQ-9 Reaper thứ 12
Houthi tuyên bố bắn hạ “Quái điểu” MQ-9 Reaper thứ 12

Tân Hoa xã ngày 9-11 dẫn tuyên bố của lực lượng Houthi ở Yemen cho biết vừa bắn hạ thêm máy bay không người lái (UAV) MQ-9 Reaper với biệt danh “Quái điểu” do Mỹ sản xuất.

Bão số 7, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 14
Bão số 7, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 14

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 10 giờ (9-11), vị trí tâm bão khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 114,5 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 415km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/giờ), giật cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 15km/giờ.

Khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" tại tỉnh Điện Biên
Khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" tại tỉnh Điện Biên

Ngày 9-11, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Chi nhánh Điện Biên phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Bệnh viện E và Sở Y tế tỉnh Điện Biên khai mạc Chương trình "Trái tim cho em" năm 2024 tại Điện Biên.

Đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị lên đường đi thăm quân và dân vùng biển Tây Nam
Đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị lên đường đi thăm quân và dân vùng biển Tây Nam

Sáng 9-11, tại cảng Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân, đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh và các đơn vị đi thăm cán bộ, chiến sĩ Vùng 2, Vùng 5 Hải quân, nhân dân và các lực lượng trên các đảo thuộc vùng biển Tây Nam và Nhà giàn DK1/10 năm 2024 chính thức rời cảng lên đường.