Không nên dự trữ quá nhiều đồ trong tủ lạnh
Tâm lý “no 3 ngày Tết” khiến nhiều bà nội trợ mua thực phẩm để tích trữ. Tuy nhiên, do bảo quản thức ăn không đúng cách khiến thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn. Việc lưu trữ thức ăn lâu ngày làm thực phẩm bị biến chất hoặc trong thực phẩm có chứa chất độc... dẫn đến nguy cơ gây ngộ độc cho người dùng.
PGS, TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế chia sẻ: Để bảo đảm ATTP ngày Tết, trước tiên, người tiêu dùng phải chọn thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; thực hiện việc sử dụng, bảo quản sản phẩm theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nhiều trường hợp hạn sử dụng thực phẩm vẫn còn nhưng bảo quản sai dẫn đến sản phẩm hư hỏng. Vào dịp Tết Nguyên đán, ở miền Bắc thời tiết thường có mưa xuân, ẩm nên mặt hàng có dầu như hướng dương, hạt đậu phộng, hạt dẻ... dễ bị nấm mốc, có độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe. Ở phía Nam vào dịp Tết, nhiệt độ cao, thời tiết nóng dẫn đến các sản phẩm giàu đạm như thịt, cá... nếu bảo quản không tốt dễ bị ôi thiu, mốc, hỏng...
Nông sản được bày bán tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. |
Tủ lạnh là nơi dự trữ thực phẩm hiệu quả nhất, vì vậy, nhiều người có thói quen cho tất cả mọi thứ vào trong tủ. Cục trưởng Cục ATTP cũng khuyến cáo người dân đừng biến tủ lạnh thành kho lưu trữ thực phẩm lâu dài. Ngoài ra, việc để thực phẩm sống-chín lẫn lộn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi dẫn đến mất chất dinh dưỡng, mau hỏng. Thị trường hiện rất đa dạng, thậm chí mồng Một, mồng Hai Tết có rất nhiều cơ sở kinh doanh bán thực phẩm tươi sống nên không cần thiết tích trữ thực phẩm. “Chúng ta xác định Tết Nguyên đán là thời điểm chơi Tết, nghỉ xuân, không còn ăn Tết như thời bao cấp, vì vậy cần tránh việc tích trữ quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh, lưu ý hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, nhà sản xuất”, PGS, TS Nguyễn Thanh Phong nói.
PGS, TS Nguyễn Thanh Phong chia sẻ thêm, bất cứ loại thực phẩm nào cũng có hạn sử dụng và điều kiện lưu trữ riêng. Với rau xanh chỉ nên để 3-4 ngày. Vì để càng lâu trong tủ lạnh sẽ làm mất đi các vitamin và khoáng chất, giảm giá trị dinh dưỡng. Thức ăn tươi sống như thịt, cá... cần bảo quản ở ngăn đông lạnh, nhiệt độ thấp từ -14 độ C. Nhiều người có suy nghĩ sau khi thức ăn được rã đông, nếu ăn không hết lại đưa vào tủ đóng đá tiếp. Tuy nhiên, cách làm này vô tình làm cho quá trình vi khuẩn tăng lên gấp nhiều lần. Bất kỳ tế bào nào thoát khỏi quá trình bị phá vỡ khi thực phẩm được đông lạnh lần đầu đều đứng trước nguy cơ tiếp tục bị phá vỡ lần nữa. Vì thế, chúng ta không đông lạnh lại thực phẩm sau khi đã rã đông. Đối với thức ăn để trong tủ đông, phần lớn không nên để quá 3 tháng. Tuy nhiên, thời hạn của thực phẩm dự trữ trong tủ lạnh và tủ đông còn phụ thuộc vào mỗi loại thức ăn và điều kiện bảo quản. Do đó, việc hạn chế tối đa thời gian dự trữ thực phẩm trong tủ lạnh và tủ đông là điều nên làm.
Bài và ảnh: DIỆP CHÂU
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.