• Click để copy

Kiểm soát lạm phát thế nào khi cải cách tiền lương từ ngày 1-7 tới?

Đánh giá áp lực lạm phát vẫn rất lớn, nhất là khi cải cách tiền lương triển khai từ ngày 1-7, đại biểu Quốc hội muốn biết Chính phủ sẽ điều hành giá thế nào để đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Sáng 6-6, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV, trả lời câu hỏi của đại biểu Quốc hội, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà khẳng định, Chính phủ chú trọng điều chỉnh nhịp nhàng giữa tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát, chính sách tiền tệ đi đôi với chính sách tài khóa.

Đặt câu hỏi chất vấn, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định) nêu vấn đề, trong thời gian qua, Chính phủ đã rất nỗ lực kiểm soát chặt chẽ lạm phát, tuy nhiên áp lực điều hành lạm phát vẫn còn rất lớn, nhất là thời gian tới thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1-7-2024. Đại biểu Mai Thị Phương Hoa đề nghị Phó thủ tướng cho biết định hướng, công tác điều hành giá trong thời gian tới để bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Trả lời đại biểu, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, lạm phát liên quan nhiều đến các mặt hàng thiết yếu, trong đó Việt Nam là nền kinh tế mở nên nhập khẩu khá nhiều vật tư, nguyên liệu - điều này phụ thuộc vào thị trường thế giới.

"Chúng ta đang thực hiện gói kích cầu và tăng lương, điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến biến động, ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô, đặc biệt là kiểm soát lạm phát", Phó thủ tướng Trần Hồng Hà nói.

Kiểm soát lạm phát thế nào khi cải cách tiền lương từ ngày 1-7 tới?
Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Ảnh: TRỌNG HẢI 

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, thời gian qua, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành triển khai quyết liệt các giải pháp đồng bộ, thông suốt trong bảo đảm sản xuất, cung ứng, lưu thông và phân phối, bảo đảm các mặt hàng, nhất là mặt hàng Chính phủ quản lý, kiểm soát giá, được điều chỉnh theo lộ trình, thời gian phù hợp.

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, chính sách tài khóa quan hệ chặt chẽ với chính sách tiền tệ, ví dụ như xử lý biến động giá vàng vừa rồi mục đích là kiểm soát ổn định giá trị đồng tiền. Các chính sách tiền tệ bảo đảm tỷ giá, giá trị đồng tiền là chính sách rất quan trọng, đi đôi với chính sách tài khóa. Cùng với đó, Chính phủ thúc đẩy đưa ra chính sách kích cầu tiêu dùng như du lịch, mua sắm; đồng thời, có chính sách tăng đầu tư khu vực công, hạ tầng thiết yếu để bảo đảm sản xuất, kinh tế phát triển. Như vậy, với vấn đề điều chỉnh nhịp nhàng giữa tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát, điều chỉnh giữa chính sách tiền tệ và tài khóa, chúng ta hoàn toàn có thể điều chỉnh giá cả.

Đại biểu Trần Nhật Minh (đoàn Nghệ An) đề nghị Phó thủ tướng cho biết về thực trạng của việc cung ứng điện phục vụ sản xuất hiện nay, trong đó có các dự án tiềm năng về công nghệ cao, sản xuất chip bán dẫn… Thực trạng này ảnh hưởng như thế nào đối với cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài trong thời gian vừa qua và giải pháp của Chính phủ trong thời gian tới?

Kiểm soát lạm phát thế nào khi cải cách tiền lương từ ngày 1-7 tới?
Đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn. 

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, đây là vấn đề trong thời gian qua, Chính phủ đã có chỉ đạo quyết liệt, toàn diện. Trong đó, quan tâm triển khai công trình dự án về nguồn điện, tháo gỡ vướng mắc về cơ chế chính sách đầu tư, giải quyết khâu phân phối điện qua xây dựng đường dây 500kV mạch 3. Qua đó, giải quyết được vấn đề điều tiết điện giữa các vùng miền.

Bên cạnh đó, giải pháp bảo đảm đa dạng hóa nguồn điện, cạnh tranh nguồn điện thông qua xây dựng nghị định về mua bán điện trực tiếp với khách hàng, đặc biệt là với năng lượng tái tạo. Từ góc độ này, sẽ bảo đảm cung cấp đầy đủ nguồn điện, an toàn nguồn điện và trách nhiệm, chủ động của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp liên quan đến bảo đảm an ninh năng lượng.

MẠNH HƯNG

Bài liên quan

Tin mới

Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời
Bão số 4: Quảng Bình kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, đảng viên không chấp hành di dời

Ngày 19-9, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã ký công điện về việc di dời người dân đến nơi an toàn để ứng phó với bão số 4 và mưa lớn.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó bão số 4

Trước diễn biến của bão số 4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động triển khai các phương án phòng, chống và ứng phó.

Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV
Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV

Nhận lời mời của Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Quốc hội Liên bang Nga Valentina Matvienko, ngày 18-9, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tham dự Diễn đàn Phụ nữ Á - Âu lần thứ IV bằng hình thức phát biểu ghi hình.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và thăm cấp Nhà nước tới Cuba

Từ ngày 21-27/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự khóa họp 79 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và sau đó sẽ thăm cấp Nhà nước tới Cuba.

Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp
Khẩn trương di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các giải pháp để di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp, thuộc diện phải phá dỡ theo quy định.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bão lũ

Ngày 18-9, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết sẽ cung ứng bổ sung 18 triệu bản sách giáo khoa cho vùng bị bão lũ.