• Click để copy

Kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh Thanh Hoá khóa XVIII thông qua 43 nghị quyết quan trọng

Tại Kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh Thanh Hoá khóa XVIII, trên cơ sở xem xét, thảo luận các báo cáo, tờ trình và dự thảo nghị quyết do UBND tỉnh trình kỳ họp, HĐND tỉnh đã thông qua 43 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, về kế hoạch đầu tư phát triển và phân bổ vốn, về cơ chế, chính sách, về chủ trương đầu tư các dự án, về nhóm nghị quyết thường niên và các nội dung quan trọng khác.


Toàn cảnh kỳ họpToàn cảnh kỳ họp.

Sau 2,5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, với tinh thần đoàn kết, dân chủ và trách nhiệm cao; kỳ họp thứ 11 của HĐND tỉnh Thanh Hoá khóa XVIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.

Tại kỳ họp, trên cơ sở báo cáo của UBND tỉnh về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2022 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2023; các báo cáo của Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh và các báo cáo quan trọng khác trình tại kỳ họp; HĐND tỉnh đã thảo luận, phân tích sâu sắc và toàn diện những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và thống nhất đánh giá.

Trong năm 2022, trước nhiều thách thức và khó khăn, nhưng bức tranh tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hoá vẫn tiếp tục khởi sắc, đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Có 23/25 chỉ tiêu chủ yếu năm 2022 được HĐND tỉnh quyết nghị đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra; nổi bật là: Tỉnh ta đã hoàn toàn chủ động kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh Covid-19; tỷ lệ số ca mắc và tử vong do Covid19 thuộc nhóm thấp nhất cả nước. Các lĩnh vực kinh tế tiếp tục có bước phát triển, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm đạt 2 con số, ước đạt 12,51%, vượt kế hoạch và nằm trong nhóm 7 tỉnh dẫn đầu cả nước; GRDP bình quân đầu người ước đạt 2.924 USD; thu ngân sách Nhà nước ước đạt 48.820 tỷ đồng, vượt 65% dự toán, tăng 20% so với cùng kỳ, cao nhất từ trước đến nay.

Cùng với phát triển kinh tế, các lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục có chuyển biến tiến bộ; Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị tiếp tục đổi mới và đạt kết quả tích cực; nhiều khó khăn, vướng mắc đã được giải quyết; nhiều khuyết điểm, vi phạm trên các lĩnh vực được chấn chỉnh, xử lý. Đoàn kết trong Đảng, trong Nhân dân được củng cố. Niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của chính quyền, vào Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể tiếp tục được nâng lên.

Với những kết quả đạt được trong năm 2022 và liên tục trong nhiều năm qua trước những khó khăn, thách thức chưa từng có do đại dịch Covid-19 gây ra, Thanh Hóa tiếp tục khẳng định là một trong những địa phương điển hình về thực hiện thành công “mục tiêu kép”, vừa chủ động phòng, chống, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19, chăm lo bảo vệ sức khỏe Nhân dân, vừa khôi phục và đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.

Những kết quả đó, tiếp tục nhân lên niềm tin và khát vọng, tạo ra khí thế mới, động lực mới để Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh thực hiện thắng lợi các mục tiêu của nhiệm kỳ 2020-2025, phấn đấu xây dựng và phát triển Thanh Hóa sớm trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc.

Tại Kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh Thanh Hoá khóa XVIII, trên cơ sở xem xét, thảo luận các báo cáo, tờ trình và dự thảo nghị quyết do UBND tỉnh trình kỳ họp, HĐND tỉnh đã thông qua 43 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, về kế hoạch đầu tư phát triển và phân bổ vốn, về cơ chế, chính sách, về chủ trương đầu tư các dự án, về nhóm nghị quyết thường niên và các nội dung quan trọng khác.

Đây là những văn bản rất quan trọng, có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống Nhân dân. HĐND tỉnh yêu cầu UBND tỉnh, các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện Nghị quyết nghiêm túc ngay từ khâu tuyên truyền, quán triệt đến xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, bố trí nguồn lực. Thường trực HĐND, các Ban, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tăng cường giám sát; kịp thời phát hiện những thiếu sót, bất cập để kiến nghị, yêu cầu UBND tỉnh và các cơ quan liên quan có các giải pháp đảm bảo các nghị quyết được thực thi có hiệu quả cao nhất.

Hoài Thu

Bài liên quan

Tin mới

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội 8 tháng đầu năm tăng hơn 13%
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội 8 tháng đầu năm tăng hơn 13%

Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, trong 8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn Thành phố ước tính đạt 12,4 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023.

Lùi thời gian tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI
Lùi thời gian tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI

Trước tình hình mưa, lũ còn diễn biến rất phức tạp, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) thống nhất lùi thời gian tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận sang tháng 12/2024.

Đảm bảo an toàn, ổn định đời sống của nhân dân sau mưa lũ
Đảm bảo an toàn, ổn định đời sống của nhân dân sau mưa lũ

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền đã ký ban hành Công văn số 3064/UBND-KTN ngày 16/9/2024 về việc đảm bảo an toàn, ổn định đời sống của nhân dân sau mưa lũ.

Hàng không mở bán vé máy bay Tết sớm phục vụ người dân
Hàng không mở bán vé máy bay Tết sớm phục vụ người dân

Đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết Ất Tỵ 2025, các hãng hàng không Việt Nam đồng loạt mở bán vé Tết; theo đó, Vietnam Airlines Group mở bán gần 1,5 triệu chỗ, Vietjet mở bán 2,6 triệu chỗ.

Kiểm soát giấy tờ đi tàu bay đối với hành khách nhập cảnh, quá cảnh.
Kiểm soát giấy tờ đi tàu bay đối với hành khách nhập cảnh, quá cảnh.

Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) tiếp tục có văn bản gửi các Hãng hàng không khai thác các chuyến bay quốc tế thường lệ đến Việt Nam về kiểm soát giấy tờ đi tàu bay đối với hành khách nhập cảnh, quá cảnh.

Hà Nội: Còn 26 trường chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp
Hà Nội: Còn 26 trường chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp

Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, hầu hết các trường trên địa bàn TP Hà Nội đã đón học sinh trở lại trường học tập bình thường.