• Click để copy

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 ổn định và hướng tới đổi mới

Sáng 20-9, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi tốt nghiệp THPT 2023, triển khai công tác thi tốt nghiệp THPT 2024.

Giữ ổn định kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 đã diễn ra với tỷ lệ thí sinh dự thi đạt 99,8%; tỷ lệ tốt nghiệp THPT toàn quốc là 98,88%. Kết quả thi cho thấy chất lượng giáo dục phổ thông tiếp tục được nâng cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đây là kỳ thi đáng tin cậy nhất trong thời điểm hiện tại để các trường đại học tin tưởng dùng kết quả để xét tuyển.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 ổn định và hướng tới đổi mới
PGS, TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng thông tin về kỳ thi tốt nghiệp. 

Ngoài những ưu điểm đạt được, PGS, TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) cũng thẳng thắn nhìn nhận, chỉ ra những hạn chế, bất cập trong công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Trong quá trình coi thi, còn một số thí sinh cố tình vi phạm quy chế thi (sử dụng điện thoại trong khu vực thi) và một số giáo viên chưa thực hiện đúng, đủ quy trình khi coi thi. Bên cạnh đó, việc điều động giảng viên, giáo viên thực hiện nhiệm vụ quốc gia trong công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi thi, ra đề thi còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến công tác ra đề thi và xây dựng ngân hàng câu hỏi thi.

Kỳ thi năm 2024 sẽ có một vài điều chỉnh về mặt kỹ thuật để khắc phục các hạn chế bất cập của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, trong đó có việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để ngăn chặn gian lận, đồng thời tiếp tục nâng cao sự tự chủ của địa phương trong việc tổ chức kỳ thi. Theo PGS, TS Huỳnh Văn Chương, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được giữ ổn định như giai đoạn 2020-2023 về hình thức tổ chức, mô hình kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ vẫn giữ ổn định trong năm 2024.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ có nhiều thay đổi

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ có nhiều thay đổi về thời gian tổ chức thi, phương thức tổ chức thi, phân cấp, phân quyền tổ chức thi và công tác chuẩn bị đề thi. Về thời gian tổ chức thi, kỳ thi sẽ được tổ chức  khoảng từ ngày 20 đến 30-6.

Nội dung thi bám sát mục tiêu của Chương trình GDPT 2018, chủ yếu là chương trình lớp 12. Về hình thức thi: Môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận; các môn Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ (trong đó có một số môn bắt buộc và một số môn lựa chọn) thi theo hình thức trắc nghiệm. Ngân hàng câu hỏi thi và đề thi cho tất cả các môn được xây dựng theo định hướng chú trọng đánh giá năng lực.

Về phương thức tổ chức thi, giai đoạn 2025 - 2030, kỳ thi vẫn được tổ chức trên giấy, đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước thí điểm thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm ở các địa phương có đủ điều kiện. Giai đoạn sau 2030, phấn đấu tất cả các địa phương có đủ điều kiện tổ chức thi trên máy tính sẽ chuyển sang tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm.

Về phân cấp, phân quyền tổ chức thi, Bộ GD-ĐT chỉ đạo chung, xây dựng ngân hàng câu hỏi thi và ra đề thi, quy định lịch thi chung, thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức thi và xét tốt nghiệp THPT. Các địa phương chỉ đạo, tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT, thanh tra, kiểm tra, giám sát tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT tại địa phương.

Một nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp từ năm 2025 là chuẩn bị, bồi dưỡng lực lượng tham gia làm đề thi.

Tin, ảnh: HÀ THU

Bài liên quan

Tin mới

Bộ Thông tin và Truyền thông: Bảo đảm hệ thống thông tin ứng phó bão số 4
Bộ Thông tin và Truyền thông: Bảo đảm hệ thống thông tin ứng phó bão số 4

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có công điện số 07/CĐ-BTTTT yêu cầu các đơn vị trực thuộc bộ, sở thông tin các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa chủ động ứng phó bão số 4.

Để Đà Nẵng trở thành trung tâm về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo
Để Đà Nẵng trở thành trung tâm về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo

Đà Nẵng nằm ở vị trí trung tâm và là thành phố lớn nhất khu vực miền Trung-Tây Nguyên, có nhiều thuận lợi để trở thành trung tâm công nghệ cao của cả nước với trọng tâm là vi mạch bán dẫn.

15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024
15.061 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 8-2024

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8-2024 số lượng ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu giảm 12,6% (tương ứng giảm 2.172 chiếc) so với lượng nhập của tháng trước.

Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030
Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030

Chiều 19-9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo, thông tin về lễ công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cùng các hoạt động xúc tiến đầu tư.

Tái thiết di sản kiến trúc - cảnh quan đáp ứng phát triển bền vững
Tái thiết di sản kiến trúc - cảnh quan đáp ứng phát triển bền vững

Một trong những xu hướng phổ biến của lĩnh vực kiến trúc hiện nay là tái thiết di sản kiến trúc-cảnh quan, chuyển đổi công năng, trở thành những công trình văn hóa-nghệ thuật công cộng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, đồng thời tạo sản phẩm mới của công nghiệp văn hóa, gia tăng hiệu quả kinh tế. Tìm hiểu về vấn đề này, phóng viên Báo Quân đội nhân dân có cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu, kiến trúc sư (KTS) Vũ Hiệp.

Tính ưu việt của mô hình đầu tư công - quản trị tư
Tính ưu việt của mô hình đầu tư công - quản trị tư

Mô hình đầu tư công-quản trị tư có thể được xem là một giải pháp nhằm tháo gỡ phần nào những khó khăn của tái thiết kiến trúc-cảnh quan trở thành công trình văn hóa-nghệ thuật. Nhiều chuyên gia cho rằng cần mạnh dạn thử nghiệm ở một số dự án nhỏ, rút kinh nghiệm cho mô hình còn khá mới mẻ này.