• Click để copy

Lạm phát năm 2023 dự báo khoảng 2,5% - 4%

Tại hội thảo “Diễn biến thị trường giá cả ở Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2023” tổ chức ngày 4-7, các chuyên gia kinh tế dự báo, lạm phát trung bình trong năm 2023 ở mức thấp, khoảng 2,5% - 4%.

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS, TS Nguyễn Mạnh Thiều, Phó giám đốc Học viện Tài chính chia sẻ: Tình hình kinh tế thế giới 6 tháng đầu năm 2023 diễn ra trong bối cảnh chiến sự Nga - Ukraine kéo dài, lạm phát toàn cầu mặc dù đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao. Giá các loại hàng hóa thiết yếu trên thị trường thế giới có xu hướng giảm khá mạnh, đặc biệt là giá các mặt hàng năng lượng, phân bón. Vì vậy, hội thảo sẽ phân tích rõ hơn diễn biến của thị trường, giá cả 6 tháng đầu năm 2023, những yếu tố cơ bản, những nguyên nhân chủ yếu tạo nên bức tranh thị trường trong thời gian qua bởi các chuyên gia kinh tế.

 PGS, TS Nguyễn Mạnh Thiều, Phó giám đốc Học viện Tài chính phát biểu khai mạc hội thảo.  
 PGS, TS Nguyễn Mạnh Thiều, Phó giám đốc Học viện Tài chính phát biểu khai mạc hội thảo.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,29% so với cùng kỳ năm 2022; lạm phát cơ bản tăng 4,74%. Đây là chỉ số CPI tương đối thấp trong điều kiện lạm phát ở nhiều quốc gia trên thế giới vẫn cao và giá cả nhiều mặt hàng như nguyên, nhiên vật  liệu đầu vào của nền sản xuất tăng cao.

TS Nguyễn Đức Độ, Phó viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, Học viện Tài chính nhận định: Tổng cầu yếu, cung tiền tăng trưởng chậm, lãi suất thực cao, tỷ giá và giá dầu khó tăng mạnh sẽ kiềm chế lạm phát trung bình trong năm 2023 ở mức thấp, dự báo khoảng 2,5%. 

3 yếu tố “kìm” đà tăng của lạm phát trong 6 tháng đầu năm 2023 được TS Nguyễn Đức Độ chỉ ra gồm: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng cung tiền ở mức thấp, lãi suất thực ở mức quá cao.

So với các nước châu Á, Việt Nam không thuộc nhóm nước có mức lạm phát cao khi lạm phát tháng 6-2023 tăng 2,0% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, lạm phát tháng 5-2023 của Trung Quốc tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước; Thái Lan tăng 0,53%; Hàn Quốc tăng 3,3%; Indonesia tăng 4,0%; Philippines tăng 6,1%; Lào tăng 38,86%.

 Quang cảnh hội nghị.
 Quang cảnh hội nghị.

Lý giải về điều này, PGS, TS, Nguyễn Bá Minh, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính cho biết: “Giá xăng dầu, giá gas trong nước 6 tháng đầu năm 2023 giảm 18,27% so với cùng kỳ năm trước trong khi giá vật liệu xây dựng trong nước liên tục tăng, như giá thép có tới 6 lần tăng liên tiếp làm kiềm chế tốc độ tăng của CPI. Bên cạnh đó, công suất nền kinh tế dư thừa tạo áp lực ghìm giá cả của một số mặt hàng tiêu dùng như lương thực, thực phẩm cũng như hàng tiêu dùng thiết yếu”.

Với kịch bản này, PGS, TS, Nguyễn Bá Minh dự báo về tình hình lạm phát 6 tháng cuối năm 2023 sẽ có xu hướng giảm dần sau khi đạt đỉnh vào tháng 1-2023 nhờ nỗ lực hạ nhiệt mặt bằng lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, duy trì ở mức dưới 4,5% như Quốc hội đề ra là hoàn toàn khả thi.

Chuyên gia Kinh tế Vũ Vinh Phú thì nhận định, bức tranh toàn cảnh CPI 6 tháng cuối năm 2023 sẽ đạt ở mức 3,8- 4%, góp phần vào việc ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát...

Tin, ảnh: HỒNG PHÚC

Bài liên quan

Tin mới

Bảo đảm cơ chế chính sách cho Trung tâm tài chính quốc tế mang tính đặc thù, vượt trội, hấp dẫn
Bảo đảm cơ chế chính sách cho Trung tâm tài chính quốc tế mang tính đặc thù, vượt trội, hấp dẫn

Sáng 20-5, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025

Sáng 20-5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Phó thủ tướng chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025.

Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng

Ngày 19-5, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 67/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đến hết tháng 7-2025 phải cơ bản hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc gia

Sáng 19-5, kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thành trung tâm để chào mừng, phục vụ Triển lãm thành tựu của đất nước dịp 80 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 / 19-8-2025) và Quốc khánh 2-9 (2-9-1945 / 2-9-2025). Cùng đi có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, TP Hà Nội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công xây dựng cầu Tứ Liên, Hà Nội

Sáng 19-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu, từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa, TP Hà Nội.

Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Sáng 19-5, Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.