Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa
Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu công bố ngày 14-5 trên tạp chí Science Advances, nhân loại đã lần đầu tiên quan sát được cực quang trên sao Hỏa.
Lần quan sát này được thực hiện vào ngày 18-3-2024 bởi tàu thám hiểm Perseverance, đồng thời cũng là lần đầu tiên cực quang được ghi nhận từ bề mặt của một hành tinh không phải Trái Đất. Hơn nữa, điều này cho thấy các phi hành gia trong tương lai có thể chứng kiến hiện tượng cực quang kỳ ảo trên sao Hỏa bằng mắt thường.
"Đối với mắt của phi hành gia, đó sẽ là một ánh sáng xanh mờ nhạt", Roger Wiens, nhà khoa học hành tinh tại Đại học Purdue ở Lafayette, Indiana cho biết.
![]() |
Cực quang có thể xuất hiện khi các hạt tích điện từ không gian tương tác với khí quyển của hành tinh. Ảnh: sciencenews.org |
Cực quang có thể xuất hiện khi các hạt tích điện từ không gian tương tác với khí quyển của hành tinh. Chúng đã được phát hiện trên sao Thủy, sao Mộc và mọi hành tinh khác không phải Trái Đất trong hệ Mặt Trời, nhưng chỉ từ quỹ đạo. Và trên bầu trời sao Hỏa, các nhà khoa học chỉ có thể phát hiện bước sóng ánh sáng cực quang không thể nhìn thấy bằng mắt thường thông qua các thiết bị. Vì vậy, trước đây chưa rõ cực quang sao Hỏa sẽ xuất hiện như thế nào đối với các phi hành gia trong tương lai khi đặt chân lên hành tinh này.
So với nhiều bức ảnh cực quang trên Trái Đất, hình ảnh mới từ sao Hỏa khá mờ. Có một vài lý do cho điều này. Thứ nhất, các camera của Perseverance hoạt động kém hiệu quả hơn vào ban đêm. Ông Wiens giải thích: "Độ nhạy của các thiết bị không cao hơn nhiều so với mắt người".
Thứ hai, sao Hỏa không có từ trường toàn cầu để tập trung cực quang gần các cực như Trái Đất. Thay vào đó, lớp vỏ của nó được từ hóa theo từng mảng. Điều này có nghĩa là cực quang có thể xuất hiện khắp hành tinh, nhưng chúng tương đối mờ nhạt.
Các hạt gây ra cực quang này có thể đã xuất hiện cùng với mặt sóng xung kích của vụ phóng vành nhật hoa. Đây là những đám mây plasma và từ trường lớn được Mặt Trời phóng ra không gian, đôi khi hướng về phía các hành tinh. Chúng cũng có thể tạo ra cực quang trên bầu trời Trái Đất. Nhóm của Wiens đã được cảnh báo về vụ phóng này từ nhiều ngày trước, giúp họ chuẩn bị cho tàu Perseverance.
Mặc dù tàu thám hiểm đang ở gần xích đạo sao Hỏa, ông Wiens tỏ ra hứng thú với việc quan sát cực quang từ bán cầu Nam của sao Hỏa vì đây là phần được từ hóa mạnh nhất của hành tinh này. Ông nhận xét: "Cực quang ở khu vực đó có thể xuất hiện thực sự rõ ràng".
TTXVN
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.