Litva “nghiện” vũ khí Mỹ
Litva đang tích cực tăng cường sức mạnh của lực lượng vũ trang nước này và đẩy mạnh mua sắm thiết bị quân sự. Không khó để đoán rằng bên hưởng lợi nhiều nhất từ việc mua sắm quốc phòng của Litva là các tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Mỹ, trang Modern Diplomacy cho hay.
Theo công bố của Bộ trưởng Quốc phòng Litva Arvydas Anušauskas, tính đến thời điểm hiện tại, Litva đã và đang thực hiện các giao dịch mua bán vũ khí Mỹ có giá trị 1,2 tỷ euro (khoảng 1,3 tỷ USD). Dự kiến, trong 10 năm tới, nước này tiếp tục phân bổ khoảng 23 tỷ euro cho chi tiêu quốc phòng. Số tiền này bao gồm chi phí về nhân sự, phí vận hành, chi mua sắm vũ khí và các khoản chi khác cho quân đội Litva.
Thiết bị quân sự mà Litva mua của Mỹ nhiều nhất có lẽ là xe chiến thuật hỗn hợp hạng nhẹ (JLTV) của nhà thầu Mỹ Oshkosh Defense. Năm 2021, quân đội nước này đã nhận được lô JLTV đầu tiên và đến năm 2022, Litva ký hợp đồng mua thêm 300 chiếc cùng loại, nâng tổng số JLTV mà quân đội nước này sở hữu lên 500 chiếc. JLTV sẽ được trang bị trạm vũ khí điều khiển từ xa (CROWS) và súng máy hạng nặng M2 QCB 12,7mm.
![]() |
Trụ sở Bộ Quốc phòng Litva ở Vilnius. Ảnh: LRT |
Ngoài ra, Vilnius cũng đã ký thỏa thuận mua 8 hệ thống pháo phản lực HIMARS có khả năng bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách lên tới 300km. Đây là sản phẩm của Tập đoàn quốc phòng Mỹ Lockheed Martin, với giá trị thỏa thuận đạt 495 triệu USD. Lâu nay, Washington rất quan tâm đẩy mạnh xuất khẩu HIMARS với lời quảng cáo rằng loại “vũ khí thần kỳ này có thể giúp Ukraine nhanh chóng giành chiến thắng trong cuộc xung đột với Nga”.
Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ 3 và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, dường như ngày càng có nhiều quốc gia thành viên Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) “nghiện” mua sắm vũ khí do Mỹ sản xuất, mà Litva là một ví dụ. Modern Diplomacy nhận định, với việc mua sắm vũ khí Mỹ, các quốc gia này sẽ phải cam kết duy trì mối quan hệ khách hàng lâu dài, bước tiếp theo là họ buộc phải mua đạn dược của Mỹ cho tương thích với vũ khí đã sắm, sau đó chuyển sang sử dụng dịch vụ hậu cần của các chuyên gia Mỹ để bảo dưỡng hay sửa chữa thiết bị quân sự đã mua.
THANH HẢI
Tin mới
Căng thẳng ở Trung Đông: Hamas phản hồi "tích cực" với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin
Tối 4-7 (theo giờ địa phương), một quan chức Palestine cho biết phong trào Hồi giáo Hamas đã phản hồi “một cách tích cực” đối với đề xuất ngừng bắn và trao đổi con tin với Israrel.
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
Tổng thống Donald Trump ngày 4-7 (giờ địa phương) đã ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện được ông gọi là "Một dự luật Vĩ đại và Tuyệt đẹp” trong một buổi lễ long trọng kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Mỹ.
Quân sự thế giới hôm nay (5-7): Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F-4 hay F-16?
Quân sự thế giới hôm nay (5-7) có những nội dung sau: Vì sao Peru chọn tiêm kích Gripen E/F thay vì Rafale F4 hay F-16? Mỹ thử nghiệm UAV vận tải Cento; Litva tăng cường năng lực phòng thủ với hệ thống tên lửa vác vai GROM.
TP Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng
Chiều 4-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết, từ ngày 27-6 đến 4-7, toàn thành phố ghi nhận 21 ca mắc sốt xuất huyết tại 17 xã, phường, tăng 8 ca mắc so với tuần trước.
Australia: Liệu pháp mới điều trị ung thư hiệu quả cao
Một phương pháp điều trị miễn dịch được cá nhân hóa đã chứng minh hiệu quả cao trong việc chữa một số dạng ung thư máu khi các phương pháp điều trị khác thất bại.
Xơ gan mất bù, u gan vì chủ quan không điều trị viêm gan B
Phát hiện viêm gan B muộn nhưng vẫn chủ quan không tuân thủ điều trị, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng xơ gan mất bù.