Lục tìm cả thế giới vẫn đụng khí đốt Nga, tiền châu Âu rồi lại chảy về Moscow?
Thỏa thuận khí đốt Nga-Azerbaijan đang đặt ra những câu hỏi có thể rất "khó chịu' đối với châu Âu.
Azerbaijan đang làm tìm cách đáp ứng các nghĩa vụ của mình trong Thỏa thuận khí đốt với châu Âu – một thỏa thuận giữa Baku và Brussels, được bình luận là nhằm đưa châu Âu tới “những bến đỗ mới”, hoàn toàn thoát khỏi khí đốt của Nga.
Nhà sản xuất và xuất khẩu khí đốt nhà nước Nga Gazprom ngày 18/11 thông báo, họ đã bắt đầu cung cấp khí đốt cho Công ty Khí đốt nhà nước Azerbaijan (SOCAR) từ ngày 15/11 và sẽ cung cấp tổng cộng một tỷ mét khối cho đến tháng 3/2023.
Hợp đồng này, diễn ra trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng châu Âu, đặt ra câu hỏi về thỏa thuận gần đây của nước này với Brussels nhằm thúc đẩy xuất khẩu sang châu Âu.
Cả Bộ Năng lượng Azerbaijan và SOCAR đều không trả lời các câu hỏi từ giới truyền thông khi được đề nghị xác nhận về thỏa thuận và các chi tiết chưa công bố rõ ràng.
Qua Tây Á mua dầu, vẫn đụng khí đốt Nga, tiền châu Âu rồi lại chảy về Moscow? (Nguồn: https: aze.media).
Trong một tuyên bố với hãng Thông tấn APA của Azerbaijan, SOCAR cho biết, họ đã hợp tác lâu dài với Gazprom và hai công ty "đang cố gắng tối ưu hóa cơ sở hạ tầng bằng cách tổ chức trao đổi lẫn nhau dòng khí đốt".
Thỏa thuận được ký kết ngay trước giai đoạn nhu cầu cao nhất vào giữa mùa Đông, vì Azerbaijan sẽ tìm cách duy trì nguồn cung cho các khách hàng khí đốt trong nước, đồng thời đáp ứng các cam kết xuất khẩu sang Georgia và Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như mở rộng các quan hệ thương mại gần đây với châu Âu.
Xuất khẩu sang châu Âu thông qua Hành lang khí đốt phía Nam đã được lên kế hoạch đạt 10 tỷ m3 trong năm nay, nhưng theo một biên bản ghi nhớ mới với Liên minh châu Âu được ký vào tháng Bảy, Baku đã đồng ý tăng xuất khẩu lên 12 tỷ m3. Mức tăng này nhằm giúp Brussels bù đắp tổn thất nguồn cung cấp khí đốt của Nga, sau các lệnh trừng phạt và trả đũa giữa Moscow và EU liên quan cuộc xung đột quân sự tại Đông Âu.
Tuy nhiên, giới quan sát vẫn đặt ra câu hỏi, lượng khí đốt bổ sung trong hợp đồng trên, dù ít hay nhiều, sẽ được lấy từ đâu?
Một nguồn tin thân cận với tập đoàn sở hữu mỏ khí đốt khổng lồ Shah Deniz của Azerbaijan – mỏ đang cung cấp 100% lượng khí đốt xuất khẩu của Azerbaijan, đã xác nhận, không có hợp đồng xuất khẩu mới nào được ký kết và mỏ này hiện chỉ được ký hợp đồng cung cấp 10 tỷ mét khối khí đốt để xuất khẩu, theo thỏa thuận trước đó.
Và hiện tại, tin tức về việc Azerbaijan sẽ nhập khẩu khí đốt Nga vào mùa Đông này, cho biết, Baku dự định sử dụng khí đốt Nga để cung cấp cho thị trường nội địa và giúp nước này đáp ứng cam kết với Brussels. Các biện pháp trừng phạt do Liên minh châu Âu áp đặt đối với Nga không áp dụng cho Azerbaijan - quốc gia vẫn được tự do nhập khẩu bao nhiêu khí đốt của Nga tùy thích.
Trong khi thỏa thuận mới giữa Brussels và Baku có mục tiêu tăng lượng khí đốt của Azerbaijan chảy sang châu Âu, để giúp EU giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga, “có gì đó sai sai”. Khi thực tế, một phần hàng nhập khẩu của Azerbaijan đang nhận được sự hỗ trợ từ Nga - cho thấy những nỗ lực đa dạng hóa của Brussels có thể là vô ích và không chỉ trong ngắn hạn.
Theo thỏa thuận được ký vào tháng Bảy, Baku cũng đồng ý tăng gấp đôi lượng xuất khẩu khí đốt Nga qua Hành lang khí đốt phía Nam, lên 20 tỷ m3/năm vào năm 2027 – mức tối đa mà mạng lưới đường ống hiện tại có thể hoạt động.
Theo Báo quốc tế
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.