• Click để copy

Mùa Đông dài và lạnh giá phía trước của Châu Âu

Giới phân tích nhận định, khi những ngày mùa Đông trở nên buốt giá hơn, nguồn cung năng lượng của Châu Âu một lần nữa sẽ trở nên eo hẹp. Trớ trêu thay, tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn chính bởi “thời gian nghỉ ngơi” gần đây của căng thẳng năng lượng.

Một bài báo mới đây trên Economist nhận định: “Phân tích cho thấy rằng, sự tự mãn là nguy hiểm… Mọi thứ có thể trở nên rất tồi tệ, rất nhanh".

Theo Economist, có 03 kịch bản có thể xảy ra đối với thị trường năng lượng Châu Âu trong mùa Đông này và không có kịch bản nào được cho là tích cực.

Kịch bản đầu tiên giả định rằng quan hệ căng thẳng giữa Nga và Châu Âu không xấu hơn nữa và tình hình ít nhiều vẫn giữ nguyên như hiện tại.

Điều này có nghĩa là đường ống Nord Stream (Dòng chảy phương Bắc) dẫn khí đốt từ Nga đến Đức vẫn bị đóng, trong khi Châu Âu tiếp tục thực hiện lệnh cấm vận đối với dầu thô của Nga và các hạn chế về bảo hiểm cho các tàu chở dầu.

Trạm nén khí đốt OGE ở Werne, Đức. Nguồn AFPTrạm nén khí đốt OGE ở Werne, Đức. Nguồn AFP.

Đây là một kịch bản khá lý tưởng cho Châu Âu, ở chỗ nó “gây ra một cuộc khủng hoảng nhưng không phải là một thảm họa”. Nguồn cung năng lượng sẽ khan hiếm và giá cả sẽ cao ngất ngưởng, nhưng Châu Âu có thể vượt qua mùa Đông mà kinh tế không giảm quá nhiều.

Kịch bản thứ hai giả định căng thẳng Nga-Châu Âu leo thang và giả sử rằng Nga cắt đứt hoàn toàn dòng khí đốt đến Châu Âu, khiến châu lục này phải mất hàng chục tỷ USD cho chi phí phụ trội.

Kịch bản thứ ba, cực đoan nhất, giả sử rằng Nga cắt đứt hoàn toàn quan hệ ngoại giao với Châu Âu, giữ nguyên doanh thu từ nhiên liệu hóa thạch và phá hủy cơ sở hạ tầng nhập khẩu khí đốt của châu lục này dẫn đến “sự siết chặt kinh hoàng”.

Như vậy, rõ ràng, ngay cả trong kịch bản tốt nhất, Châu Âu vẫn có một mùa Đông dài và lạnh giá phía trước và sau đó là nhiều năm rắc rối về an ninh năng lượng.

Triển vọng được dự báo sẽ vô cùng tồi tệ đối với người dân Châu Âu, những người sẽ phải chi trả rất nhiều cho hóa đơn năng lượng để sưởi ấm ngôi nhà của mình trong mùa Đông lạnh giá.

Các dự báo cho thấy, chỉ riêng ở Vương quốc Anh, 26 triệu người sẽ rơi vào cảnh thiếu năng lượng trầm trọng trong những tháng mùa Đông này, tức là cứ ba hộ gia đình thì có một hộ bị thiếu khí đốt. Tuy nhiên, Anh vẫn có thể vẫn còn đỡ khó khăn hơn so với nhiều nước Châu Âu khác.

Trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay, việc giá cả tăng vọt sẽ chỉ gây “đau ví” người tiêu dùng ở những quốc gia được cho là giàu có ở Châu Âu, an ninh năng lượng của họ không bị ảnh hưởng quá nhiều. Nhưng với các nước nghèo hơn, tình hình lại khác.

Ngay từ trước khi nổ ra xung đột Nga-Ukraine, ở một số nước tại châu lục này, rất nhiều người đã thực sự khó khăn để đảm bảo đủ khí đốt trong sinh hoạt.

Theo báo cáo gần đây của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF): “Năm 2021, tại các quốc gia thuộc EU, gần 7% dân số không thể sưởi ấm ngôi nhà của họ đúng cách”.

Cụ thể, ngay từ năm ngoái, một bộ phận người dân ở các nước Nam và Đông Âu đã rơi vào tình cảnh thiếu năng lượng để sưởi ấm và năm nay chắc chắn sẽ còn tồi tệ hơn rất nhiều đối với họ.

Theo đó, Bulgaria là quốc gia có tỷ lệ người dân thiếu nhiên liệu cao nhất trong EU với gần 1/4 dân số (khoảng 23,7%) đã phải vật lộn để thanh toán hóa đơn năng lượng. Tiếp theo là Lithuania (22,5%) và Cyprus (19,4%).

Ngược lại, tại các quốc gia giàu nhất EU, chưa đến 1% dân số bị thiếu năng lượng, chẳng hạn như Thụy Sỹ (0,2%) và Na Uy (0,8%).

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) gần đây nêu rõ: “Khi dữ liệu tổng kết năm 2022 được công bố, chúng tôi cho rằng, những số liệu về khí đốt sẽ còn tồi tệ hơn”.

Và ngay cả trong trường hợp tốt nhất, theo Economist, các con số của năm 2023 và 2024 có thể sẽ khiến năm 2022 trở thành một điều gì đó thật ngọt ngào!

Theo Báo Quốc tế

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Khai mạc phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 14-11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 39, phiên họp thường kỳ tháng 11, được tổ chức trong thời gian giữa 2 đợt của Kỳ họp thứ tám.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, làm việc tại huyện đảo Bạch Long Vĩ (TP Hải Phòng)
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, làm việc tại huyện đảo Bạch Long Vĩ (TP Hải Phòng)

Sáng 14-11, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác Trung ương thăm, làm việc, động viên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên huyện đảo Bạch Long Vĩ (TP Hải Phòng).

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Peru Dina Boluarte
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Peru Dina Boluarte

Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Peru Dina Boluarte, Chủ tịch nước Lương Cường thăm chính thức Peru từ ngày 12 đến 14-11. Chiều ngày 13-11 (giờ địa phương), tại Phủ Tổng thống, ngay sau Lễ đón Chính thức trọng thể và cuộc gặp riêng, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm chính thức với Tổng thống Dina Boluarte.

Mỹ sẽ tiến hành “thanh lọc” chưa từng có tại Lầu Năm Góc
Mỹ sẽ tiến hành “thanh lọc” chưa từng có tại Lầu Năm Góc

Theo Reuters, ngày 14-11, các thành viên trong nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang đề xuất một “cuộc cải tổ chưa từng có” tại Lầu Năm Góc.

Mỹ: Tổng thống đắc cử Donald Trump chính thức đề cử một loạt quan chức trong Nội các mới
Mỹ: Tổng thống đắc cử Donald Trump chính thức đề cử một loạt quan chức trong Nội các mới

Ngày 13-11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chính thức tuyên bố đề cử thượng nghị sĩ Marco Rubio thuộc đảng Cộng hòa, đại diện cho bang Florida, đảm nhận cương vị Ngoại trưởng trong chính quyền mới.

Mỹ: Đảng Cộng hòa bầu ông John Thune làm lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện
Mỹ: Đảng Cộng hòa bầu ông John Thune làm lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện

Các nghị sĩ Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ ngày 13-11 đã bầu Thượng nghị sĩ John Thune của bang South Dakota làm lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện khóa tới, thay thế cho nhà lãnh đạo kỳ cựu là ông Mitch McConnell, 82 tuổi, người sẽ từ chức với kỷ lục 18 năm liền đảm nhiệm cương vị này.