• Click để copy

Mỹ chính thức gia nhập trở lại UNESCO

Việc Đệ nhất phu nhân Mỹ Jill Biden tham dự lễ thượng cờ tại trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ở thủ đô Paris của Pháp đánh dấu Washington chính thức gia nhập trở lại UNESCO sau một thời gian vắng mặt.

AP ngày 26-7 đưa tin, phát biểu tại buổi lễ, bà Biden nhấn mạnh, Mỹ “vô cùng tự hào” khi tái gia nhập UNESCO. Đệ nhất phu nhân Mỹ đồng thời nêu rõ việc nước này tái gia nhập UNESCO thể hiện cam kết của Tổng thống Joe Biden trong việc “khôi phục vai trò lãnh đạo” của Washington trên trường quốc tế. Trong khi đó, theo AFP, bà Biden cũng khẳng định Mỹ không thể một mình “đấu tranh cho các giá trị phổ quát” và cuộc đấu tranh ấy trở nên dễ dàng hơn với việc Washington “là một phần của cộng đồng quốc tế”.

AP dẫn lời Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay nhấn mạnh, việc Mỹ trở thành thành viên thứ 194 của UNESCO có ý nghĩa rất lớn với tổ chức này nói riêng và đối với chủ nghĩa đa phương nói chung. Bà Azoulay cho rằng, với việc Mỹ tái gia nhập, “động lực của UNESCO sẽ tăng lên”, qua đó góp phần thúc đẩy các sáng kiến của tổ chức này trên phạm vi toàn thế giới. “Trong thời điểm chia rẽ, rạn nứt và các mối đe dọa hiện hữu, chúng ta có mặt tại đây để tái khẳng định sự đoàn kết. Cùng với nhau, chúng ta sẽ trở nên mạnh mẽ hơn”, bà Azoulay nói.

Đệ nhất phu nhân Mỹ Jill Biden phát biểu tại lễ thượng cờ ở trụ sở UNESCO. Ảnh: AP 

Đệ nhất phu nhân Mỹ Jill Biden phát biểu tại lễ thượng cờ ở trụ sở UNESCO. Ảnh: AP 

UNESCO có trụ sở tại Paris (Pháp), bắt đầu hoạt động từ năm 1946 và là một tổ chức có uy tín cao, đông đảo thành viên cũng như có nhiều đóng góp quan trọng trong các lĩnh vực, nhất là giáo dục, văn hóa, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, thông tin và truyền thông. Trong các sứ mệnh nổi bật của UNESCO phải kể đến việc thúc đẩy giáo dục giới tính, xóa mù chữ, cải thiện bình đẳng giới ở các quốc gia trên thế giới; giúp bảo tồn các di sản văn hóa, lịch sử...

Theo AP, đây là lần thứ hai Mỹ quay trở lại UNESCO. Mỹ từng rút khỏi UNESCO vào năm 1984 dưới thời chính quyền Tổng thống Ronald Reagan và tái gia nhập tổ chức này vào năm 2003 dưới thời chính quyền Tổng thống George W.Bush. AFP cho biết, Mỹ là một thành viên sáng lập và là quốc gia đóng góp chủ yếu, lên tới 22% ngân sách hằng năm của UNESCO (khoảng 75 triệu USD). Tuy nhiên, đến năm 2011-thời điểm UNESCO chấp nhận Palestine là một thành viên, Mỹ đã bắt đầu ngừng đóng góp tài chính cho UNESCO. Nguyên nhân, theo như đài NPR chỉ ra, là Đạo luật Ủy quyền quan hệ đối ngoại được thông qua năm 1990 quy định Mỹ cắt hỗ trợ cho bất kỳ tổ chức nào của Liên hợp quốc coi Tổ chức Giải phóng Palestine có vị thế giống như các quốc gia thành viên khác. 6 năm sau đó, vào năm 2017, Tổng thống Mỹ khi ấy là ông Donald Trump đã tuyên bố Mỹ, cùng với Israel rút khỏi UNESCO, với lý do tổ chức này thiên vị và chống lại nhà nước Do Thái.

Tới tháng 6-2023, chính quyền của đương kim Tổng thống Biden đã gửi thư cho Tổng giám đốc UNESCO Azoulay đề xuất Mỹ tái gia nhập. Động thái này diễn ra sau khi Quốc hội Mỹ đưa ra quyết định miễn trừ từ đầu năm nay cho tới năm 2025 việc áp dụng Đạo luật Ủy quyền quan hệ đối ngoại đối với trường hợp UNESCO. Ngoài ra, Washington cũng cam kết sẽ thanh toán dần khoản đóng góp hơn 600 triệu USD cho UNESCO đối với khoảng thời gian gián đoạn đã qua, đồng thời cung cấp thêm khoản tài trợ tự nguyện cho các chương trình của UNESCO. Tại phiên họp toàn thể bất thường vào ngày 30-6 vừa qua, các nước thành viên UNESCO đã bỏ phiếu ủng hộ Mỹ tái gia nhập tổ chức này.

HOÀNG VŨ

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.