• Click để copy

Mỹ Latin 2023: Vươn mình trong gian khó

Chỉ còn vài ngày nữa, năm 2023 sẽ chính thức khép lại. Sau những tháng ngày chật vật vì đại dịch Covid-19, khu vực Mỹ Latin đã có một năm đầy nỗ lực để vươn lên trong gian khó.

Tại Cuba, sau khi tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai kéo dài 5 năm với số phiếu ủng hộ cao trong một cuộc bỏ phiếu ở Quốc hội hồi tháng 4, Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel, người bắt đầu nhiệm kỳ đầu tiên vào năm 2018 và cam kết trung thành với di sản của lãnh tụ Fidel Castro, tiếp tục ưu tiên thúc đẩy kinh tế để đưa đảo quốc Caribe vững vàng vượt qua những khó khăn, thách thức. Lâu nay, nền kinh tế Cuba đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các lệnh cấm vận do Mỹ áp đặt.

Việc đại dịch Covid-19 bất ngờ ập đến khiến kinh tế Cuba càng thêm khó khăn. Năm nay, bằng cách áp dụng chính sách phát triển du lịch hiệu quả, ngành “công nghiệp không khói” ở Cuba đang phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch với lượng khách nước ngoài tăng cao. Đây là tin vui đối với Cuba khi du lịch đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế. Trong nỗ lực phá thế bao vây cấm vận, Cuba cũng thúc đẩy hợp tác với các nước trong và ngoài khu vực, đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm đưa nền kinh tế “cất cánh”.

<a title=
 Đường phố tạiSao Paulo, Brazil. Ảnh minh họa: TTXVN

Có thể nói, năm 2023 là một năm bước ngoặt đối với Brazil, nền kinh tế lớn nhất ở Mỹ Latin, khi nhà lãnh đạo cánh tả Luiz Inácio Lula da Silva trở lại nắm quyền sau hai nhiệm kỳ tổng thống liên tiếp từ năm 2003 đến 2010. Khi Brazil vừa trải qua 4 năm đầy biến động dưới thời của chính quyền cánh hữu, cũng như chịu những tác động tiêu cực về kinh tế-xã hội do đại dịch Covid-19, việc ông Lula da Silva-một chính trị gia kỳ cựu, ngồi ghế tổng thống mang lại hy vọng cho người dân.

Bởi lẽ, trong hai nhiệm kỳ trước đây, ông đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét. Dù bước vào nhiệm kỳ thứ ba trên “con đường không trải hoa hồng”, song ông Lula da Silva với kinh nghiệm dày dạn trên chính trường không hề nao núng trước những thách thức và quyết tâm cùng nhân dân Brazil tái thiết đất nước. Trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ này, ông Lula da Silva đã đạt được kết quả đáng khích lệ trong nỗ lực bảo vệ “lá phổi xanh” của trái đất. 

Theo dữ liệu của Chính phủ Brazil, nạn phá rừng ở Amazon đã giảm đáng kể từ khi ông Lula da Silva nhậm chức hồi tháng 1. Bên cạnh việc chú trọng giải quyết các vấn đề trong nước, thúc đẩy hội nhập quốc tế cũng là ưu tiên của chính quyền Brazil nhằm mở ra cơ hội hợp tác trên các lĩnh vực, đồng thời truyền tải thông điệp quốc gia của vũ điệu samba này muốn nâng cao vị thế, vai trò trên trường quốc tế.

Trong khi đó, tại Argentina, người dân và giới doanh nghiệp đang hy vọng việc ông Javier Milei, một nhà kinh tế học theo chủ nghĩa tự do, trở thành tổng thống sẽ giúp nền kinh tế nước này vượt qua khủng hoảng. Lạm phát tại Argentina đã ở mức xấp xỉ 150% và tỷ lệ người nghèo đã vượt ngưỡng 40%. Ngoài ra, Argentina hiện nợ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hơn 44 tỷ USD nhưng dự trữ ngoại tệ lại ở mức âm. Tình hình này buộc Tổng thống Javier Milei ngay sau lễ nhậm chức hồi đầu tháng 12 phải nhanh chóng tuyên bố thực hiện các biện pháp “gây sốc” như giảm chi tiêu công để ngăn chặn lạm phát và cải thiện tình trạng kinh tế tồi tệ hiện nay.

Nhìn vào bức tranh toàn cảnh khu vực, các nước khác ở Mỹ Latin cũng đang hối hả khắc phục hậu quả của dịch Covid-19 và tìm cách ổn định kinh tế-xã hội. Trong đại dịch, Mỹ Latin là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Dịch bệnh đã khoét sâu vấn đề bất bình đẳng trong xã hội, làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói và thất nghiệp, nợ nần của các nước Mỹ Latin, đồng thời khiến kinh tế khu vực lao dốc. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), năm nay, Mỹ Latin đã có được những thành công tương đối về phục hồi kinh tế vĩ mô thời kỳ hậu đại dịch. Tuy nhiên, WB cũng chỉ ra rằng áp lực trả nợ nước ngoài đang cản trở những ưu tiên quan trọng ở khu vực, từ xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm đến hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, cải thiện hệ thống y tế cũng như chống biến đổi khí hậu.

Trong khó khăn, Mỹ Latin đã tìm thấy cơ hội bứt phá khi các nước trên thế giới như Nga, Trung Quốc... hay Liên minh châu Âu (EU) đang tìm cách tăng cường ảnh hưởng tại khu vực. Động thái này diễn ra trong bối cảnh diễn biến địa chính trị có nhiều thay đổi, cạnh tranh nước lớn gia tăng. Thêm vào đó, khi thế giới đang gấp rút chuyển đổi sang sử dụng năng lượng sạch cũng như tìm cách bảo đảm an ninh năng lượng trước ảnh hưởng từ các cuộc xung đột ở Ukraine hay Israel-Hamas, khu vực Mỹ Latin với nguồn tài nguyên năng lượng và khoáng sản dồi dào đóng vai trò quan trọng trong chiến lược của các nước.

Khi năm mới chuẩn bị gõ cửa, Mỹ Latin vẫn còn bộn bề lo toan. Dự kiến vẫn còn nhiều gian truân chờ đợi khu vực trong hành trình phía trước. Để đạt được những tiến bộ đáng kể, các nước Mỹ Latin cần tiếp tục thúc đẩy đoàn kết, tăng cường kết nối với các đối tác, phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế của khu vực để phát triển kinh tế, đem lại cuộc sống ấm no cho người dân cũng như ứng phó với các thách thức.

THÙY LINH

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam

Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ

Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.

Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh

Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).

TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua

Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.