• Click để copy

Nâng cao giá trị cà phê Việt Nam thông qua sản phẩm chế biến sâu và sạch

Việt Nam được biết là một trong hai thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, đa phần cà phê chỉ được xuất khẩu dưới dạng thô không qua chế biến. Chính vì vậy, để nâng cao giá trị cà phê Việt Nam trong tương lai, cần chú trọng chế biến sâu, tạo nên sản phẩm cà phê có giá trị cao và đầu tư phát triển thương hiệu.

Chú trọng đổi mới công nghệ, nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng cho cà phê Việt Nam

Hiện nay, sản phẩm cà phê chế biến sâu chỉ chiếm 8% tỷ trọng, 92% tỷ trọng còn lại thuộc về xuất khẩu cà phê nhân. Các chuyên gia cho rằng, để nâng cao chất lượng chuỗi giá trị sản phẩm, thay vì xuất khẩu thô, thì cần đầu tư vào chế biến sâu, sản xuất ra những sản phẩm tinh chế, có giá trị thương mại cao. 

Ảnh minh họa, nguồn internetẢnh minh họa, nguồn internet.

Mục tiêu sắp tới trong chính sách sản xuất cà phê sẽ là: Thứ nhất là, duy trì vị thế là nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới; Thứ hai là, tăng gấp đôi giá trị gia tăng trong sản xuất cà phê bằng cách tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng.

Trong thời điểm này, nhiều doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI đã đẩy mạnh đầu tư vào chế biến sâu, chú trọng vào chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào, đầu tư máy móc dây chuyền sản xuất hiện đại và áp dụng hàng loạt các tiêu chuẩn toàn cầu trong quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm như BRC ISO 22000…

Các nhà máy chế biến sâu đi vào hoạt động, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị chuyên sâu cho sản phẩm cà phê của Việt Nam trên thị trường thế giới, đồng thời hướng tới xuất khẩu bền vững.

Giải pháp tổng thể thúc đẩy sản xuất – xuất khẩu nhằm nâng cao giá trị cà phê 

Để nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm cà phê Việt, ngành cà phê cần được quan tâm đồng bộ với các giải pháp tổng thể. Mà cụ thể là đẩy mạnh công tác tái cơ cấu ngành cà phê một cách hiệu quả, xây dựng các vùng trồng tập trung, chuyên canh gắn với phát triển công nghiệp chế bến, áp dụng tiến bộ công nghệ, thúc đẩy liên kết vùng nguyên liệu với các cơ sở, nhà máy chế biến sâu để tạo nguồn hàng đảm bảo ổn định về chất lượng, số lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường. 

Song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm thì công tác xây dựng thương hiệu phải được chú trọng và quan tâm hơn nữa. Các doanh nghiệp cần khảo sát nhu cầu của thị trường về các lĩnh vực gồm thị phần – thị hiếu – chất lượng – giá cả, từ đó xác định tỷ trọng chế biến các loại sản phẩm phù hợp để định hướng phát triển sản phẩm, xây dựng chiến lược quảng bá, định vị thương hiệu phù hợp với năng lực của mình.

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh - cho biết: Ngành cà phê Việt hiện đang xuất “từng món” nhưng lại nhập khẩu nguyên một chuỗi giá trị. Dẫn câu chuyện thành công của Starbucks, ông Vũ cho biết, Starbucks là thương hiệu toàn cầu và họ xuất khẩu cả một quy trình, công nghệ cà phê cũng như cả một không gian bán hàng trong khi đó chúng ta lại chưa làm được. Từ đó ông Vũ cho rằng chúng ta cần có sự nhìn nhận lại để nâng giá trị cho ngành cà phê Việt Nam.

“Theo tôi quan sát chúng ta chủ yếu nhập khẩu để phục vụ cho những chuỗi thương hiệu cà phê lớn hoặc những sản phẩm cho du khách trong các cơ sở lưu trú - mà người ta quen dùng. Và trách nhiệm của ngành Công Thương là làm sao có nhiều thương hiệu cà phê được hình thành tại Việt Nam, do công ty Việt Nam sản xuất”- ông Vũ nói.

Liên quan đến hỗ trợ của ngành Công Thương cho việc xây dựng thương hiệu cà phê Việt, bà Bùi Hoàng Yến - Đại diện Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tại TP. Hồ Chí Minh cho hay: Thời gian qua Cục Xúc tiến thương mại đã thực hiện nhiều hoạt động để hỗ trợ nâng cao giá trị, thương hiệu cho nông sản nói chung, cà phê nói riêng.

Cụ thể là phối hợp các Bộ, ban, ngành huấn luyện cho hộ nông dân thực hiện livestream bán hàng trên nền tảng số; tuyên truyền về sự thay đổi của thị trường sau Covid; phối hợp các tổ chức nước ngoài hướng dẫn bà con sản xuất đạt chứng nhận quốc tế; tổ chức các đoàn tham dự những chương trình triển lãm, hội chợ tại nước ngoài…

Theo bà Yến, để nâng cao giá trị và thương hiệu cà phê Việt, các doanh nghiệp cần có sự phối hợp với các đơn vị của Bộ Công Thương ở nước ngoài để nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu thị trường nhằm có thay đổi phù hợp. Đặc biệt bà Yến cũng khuyến cáo doanh nghiệp có sự thay đổi trong các khâu như nhân viên phụ trách sale xuất khẩu và thu mua hàng hóa. Lý do, ngoài tham gia hội chợ trực tiếp thì thì hiện xu thế quốc tế đang có phiên bản hội chợ online và kỹ năng bán hàng phải thay đổi về logic, suy nghĩ. Còn với khâu mua nguyên liệu đầu vào, theo bà Yến, bộ phận này cũng phải thay đổi làm sao nguyên liệu phù hợp dây chuyền sản xuất, tiệm cận chất lượng nhà nhập khẩu yêu cầu.

Lê Pháp (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tổng thống Burundi tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, chiều 4-4, Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Burundi đã tới thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (thuộc 2 phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội).

Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan

Sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã có cuộc gặp làm việc với Phó chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 4-4 (theo giờ địa phương), tại thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã thăm Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan - niềm tự hào không chỉ của Armenia mà còn của cả khu vực.

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và phu nhân thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 đến 6-4. Sáng 4-4, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Évariste Ndayishimiye.

Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam
Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Trưa 4-4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31-3 đến ngày 4-4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.

Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình
Đề nghị kỷ luật nguyên Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình

Trong các ngày 31-3 và 3-4, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì kỳ họp.