Nâng tầm bản thân, nâng tầm đối ngoại quốc phòng
Gần 60 năm qua kể từ khi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Cục Liên lạc Đối ngoại, tiền thân của Cục Đối ngoại, Bộ Quốc phòng vào ngày 28-5-1964, công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng (HNQT và ĐNQP) đã từng bước trưởng thành, bắt đầu từ không đến có, từ nhỏ đến lớn xét cả về khối lượng và chất lượng công việc.
Thật vậy, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, trực tiếp là Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, công tác HNQT và đối ngoại quốc phòng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền, lợi ích quốc gia-dân tộc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng, phát triển đất nước, đồng thời nâng cao uy tín, vị thế của đất nước và Quân đội nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế.
![]() |
Một góc không gian trưng bày ngoài trời của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022. Ảnh: TUẤN HUY |
Tuy vậy, là những người trực tiếp làm công tác HNQT và ĐNQP, chúng ta vẫn còn nhiều điểm cần đổi mới để nâng tầm về mọi mặt, từ phẩm chất chính trị, đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật đến thể lực, trí tuệ, kỹ năng, tác phong hành động... cho tương xứng với yêu cầu của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, cụ thể nhất là đáp ứng những yêu cầu mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương đã khẳng định tại Hội nghị Quân chính toàn quân năm 2022: Trong bất luận hoàn cảnh nào, cán bộ, chiến sĩ Quân đội luôn kiên định, vững vàng, đoàn kết, thống nhất, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao...
Với vị trí là một lực lượng nhỏ trong Quân đội, đội ngũ những người làm công tác ĐNQP phải quán triệt, học tập yêu cầu của Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy Trung ương và các chỉ thị của Bộ trưởng cũng như lãnh đạo Bộ Quốc phòng.
Trong đó có rất nhiều việc phải làm, song trước hết là phải giữ vững lòng “trung, hiếu”, từ đó tổng kết, rút kinh nghiệm kịp thời, đưa ra những nghiên cứu, đánh giá tình hình cho sát và hợp lý. Cũng cần nói thêm rằng, muốn có các kế hoạch và đề xuất “sát, trúng” trong lĩnh vực HNQT và ĐNQP thì ngoài việc tự nghiên cứu, đánh giá tình hình cần phối hợp với các cơ quan liên quan như Viện Chiến lược Quốc phòng, Viện Quan hệ quốc tế về quốc phòng, Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam, Cục Cứu hộ-Cứu nạn...
![]() |
![]() |
Khách tham quan một gian trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022. Ảnh: TUẤN HUY |
Chẳng hạn, đối với ĐNQP song phương, trong diễn biến tình hình thế giới nhanh nhạy, phức tạp như hiện nay, chúng ta đã có Sách trắng Quốc phòng 2019 với “bốn không” thì việc vận dụng trong giai đoạn này cần được thực hiện như thế nào để mang lại hiệu quả thiết thực, phục vụ cho lợi ích quốc gia-dân tộc. Điều đó đòi hỏi những người làm công tác ĐNQP phải phát huy được tính sáng tạo, linh hoạt tùy theo hoàn cảnh cụ thể.
Hay như trong ĐNQP đa phương, cũng cần tiếp tục đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả của công tác nắm tình hình, nghiên cứu, dự báo chiến lược kịp thời, coi đây là giải pháp trung tâm, mang tính quyết định để nâng cao hiệu quả tham mưu chiến lược.
Với những hoạt động vừa mang tính đa phương, vừa mang tính song phương như tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc hay cứu hộ, cứu nạn ở nước ngoài lại đòi hỏi chúng ta có sự chuẩn bị sẵn sàng, chu đáo cả về mặt tinh thần, vật chất, huấn luyện, con người, trang thiết bị...
Qua đó mà suy ra rằng, nếu mỗi cán bộ làm công tác ĐNQP không tự hoàn thiện, nâng tầm bản thân về mọi mặt thì khó lòng hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Trong điều kiện năm 2023 là “Năm điều chỉnh tổ chức lực lượng” theo Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị khóa XIII và Nghị quyết 230 của Quân ủy Trung ương về tổ chức Quân đội giai đoạn 2021-2030 và những năm tiếp theo, công tác HNQT và ĐNQP phải chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương của Đảng, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng.
Trách nhiệm của những người phụ trách công tác HNQT và ĐNQP là đưa ra những đề xuất hợp lý đối với từng nhiệm vụ, từng hoạt động và từng lực lượng. Với mỗi hoạt động dù là song phương hay đa phương đều phải xác định rõ xem nên tổ chức ở cấp nào, đến đâu, do lực lượng nào đảm nhiệm, yêu cầu và chính sách riêng ra sao... cốt là tinh binh, tinh cán và thể hiện tính chuyên nghiệp. Có làm được như vậy thì ĐNQP mới đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc từ sớm từ xa, mới góp phần nâng cao vị thế của Quân đội nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế và góp phần nâng tầm công tác ĐNQP.
Trên đây là một vài suy nghĩ của những người đã kinh qua thực tế làm công tác ĐNQP trong Quân đội với niềm mong mỏi rằng, các cơ quan chức năng và đặc biệt là các cán bộ đang trực tiếp tham gia vào lĩnh vực này ngày càng nâng tầm bản thân để đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Trung tướng PHẠM THANH LÂN, Nguyên Cục trưởng Cục Đối ngoại, Bộ Quốc phòng
Tin mới
Đồng loạt kiểm tra 14 điểm kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu thế giới tại Chợ Nhà Xanh, Hà Nội
Thực hiện chỉ đạo của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước về việc giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính liên quan đến xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, ngày 17/4/2025, hai đoàn kiểm tra của Đội QLTT số 13, 14 thuộc Chi Cục QLTT Hà Nội đã tiến hành kiểm tra đột xuất 14 điểm kinh doanh trên phố Phan Văn Trường, thuộc khu vực Chợ Nhà Xanh, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Bản tin nông sản hôm nay (22-4): Giá hồ tiêu giảm nhẹ
Giá hồ tiêu hôm nay (22-4) giảm nhẹ; giá cà phê ổn định, đi ngang.
Tỷ giá USD hôm nay (22-4): Đồng USD chạm mức đáy trong 3 năm
Tỷ giá USD hôm nay (22-4): Rạng sáng 22-4, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 9 đồng, hiện ở mức 24.907 đồng.
Giá xăng dầu hôm nay (22-4): Trái chiều đầu phiên
Giá xăng dầu thế giới trái chiều đầu phiên giao dịch ngày 22-4 sau khi bất ngờ "hạ nhiệt" ở phiên giao dịch đầu tiên. Giá xăng dầu trong nước có thể quay đầu tăng.
Giá vàng hôm nay (22-4): Tăng “sốc”
Giá vàng hôm nay (22-4): Giá vàng thế giới tăng mạnh, với giá vàng giao ngay tăng hơn 90 USD (tương đương khoảng 3 triệu đồng). Trong nước, giá vàng miếng tăng tới 4 triệu đồng/lượng.
Quảng cáo sữa sai sự thật, BTV Quang Minh và MC Vân Hugo có thể bị xử phạt hơn 100 triệu đồng
Liên quan đến việc xử phạt các nghệ sĩ, người nổi tiếng có hành vi quảng cáo sai sự thật, tại họp báo thường kỳ quý I năm 2025 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 21-4, đại diện Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cho biết, biên tập viên Quang Minh (Đài truyền hình Việt Nam) sẽ bị xử phạt 37,5 triệu đồng và MC Vân Hugo bị phạt 70 triệu đồng vì quảng cáo sai về sản phẩm.