NATO kêu gọi các nước thành viên tăng chi tiêu quốc phòng
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte kêu gọi các nước thành viên NATO thúc đẩy việc tăng chi tiêu quốc phòng, trong bối cảnh chỉ còn hơn một tháng nữa, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới.
Ngày 4-12, phát biểu tại họp báo sau khi chủ trì Hội nghị Ngoại trưởng NATO tại Brussels (Bỉ), Tổng thư ký Mark Rutte nhấn mạnh: “Nếu muốn duy trì khả năng răn đe ở mức hiện tại, chi tiêu quốc phòng ở mức 2% GDP là không đủ... Chúng ta cần phải tự vệ và không để ai có cơ hội tấn công chúng ta. Tôi muốn duy trì điều đó trong 4-5 năm tới đây”.
Tổng thư ký NATO Mark Rutte (bên trái) trao đổi với Ngoại trưởng Mỹ bên lề Hội nghị Ngoại trưởng NATO tại Brussels (Bỉ), ngày 4-12. Ảnh: AP |
Kể từ sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea cách đây một thập kỷ, lãnh đạo các nước thành viên NATO đã đồng ý chấm dứt các đợt cắt giảm mua sắm quốc phòng-vốn bắt đầu từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc-để chuyển sang thực hiện cam kết chi 2% GDP cho chi tiêu quốc phòng. Cho tới năm 2022, sau khi Nga bắt đầu tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, lãnh đạo NATO nhất trí tăng chi tiêu quốc phòng nhằm tăng cường sức mạnh phòng thủ nội khối để “đối phó với các mối đe dọa” từ bên ngoài. Trên cơ sở đó, mức chi 2% GDP được coi là mức chi tối thiểu mà thành viên NATO bất kỳ phải cam kết thực hiện.
Trên thực tế, đến nay, sau gần 3 năm thúc đẩy thực hiện, vẫn còn khoảng 1/3 số thành viên NATO chưa đạt mục tiêu 2% GDP cho chi tiêu quốc phòng như đã hứa hẹn.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng nhiều lần chỉ trích gay gắt các đồng minh NATO, yêu cầu các nước thành viên phải đóng góp tài chính nhiều hơn cho liên minh quân sự này, đồng thời không ngần ngại đe dọa rút Mỹ khỏi NATO nếu yêu cầu này không được đáp ứng.
Chính bởi thế, khi thời điểm Tổng thống đắc cử Donald Trump của nước Mỹ-quốc gia dẫn đầu NATO-nhậm chức nhiệm kỳ mới đang cận kề, tuyên bố đầy tính “đe dọa” của ông Donald Trump dạo nọ, rằng Washington sẽ không bảo vệ các thành viên vi phạm cam kết nói trên, lại một lần nữa khuấy động bầu không khí NATO. Nói cách khác, tuyên bố của ông Donald Trump làm suy yếu niềm tin của các quốc gia châu Âu trong NATO, rằng có thể trông cậy vào Washington một khi xảy ra khủng hoảng.
Cũng tại Hội nghị Ngoại trưởng vừa kết thúc ở Brussels, các quan chức cấp cao của NATO thừa nhận rằng các quốc gia thành viên có thể phải chi tới 3% GDP để bảo đảm thực hiện thành công kế hoạch củng cố sức mạnh quốc phòng. Nhiều khả năng khối này sẽ đề xuất một mức chi tiêu quốc phòng mới vào năm sau. Không loại trừ khả năng NATO có thể đặt ra mục tiêu cụ thể cho từng quốc gia thành viên nhằm lấp đầy khoảng trống về trang bị quốc phòng. Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Anh David Lammy cho rằng “đã đến lúc phải hành động”: "Chúng ta đang sống trong thời đại rất nguy hiểm... Chúng tôi kêu gọi tất cả đồng minh NATO nghiêm túc về chi tiêu quốc phòng".
Một trong những khó khăn NATO đang phải đối mặt, theo Tổng thư ký Mark Rutte, chính là năng lực sản xuất vũ khí hạn chế của các tập đoàn quốc phòng châu Âu, là “giá thành quá cao, giao hàng quá chậm”, trong khi kho dự trữ vũ khí của các nước trong khối gần như đã cạn kiệt sau thời gian dài tiếp viện cho cuộc xung đột tại Ukraine mà ngày kết thúc vẫn còn tương đối mờ mịt. Điều đó dẫn đến một thách thức khác: Nhiều thành viên NATO đang chuyển hướng sang các công ty vũ khí của Hàn Quốc vì "các công ty quốc phòng của chúng ta không đáp ứng được tốc độ sản xuất mà chúng ta mong muốn", vẫn theo lời ông Mark Rutte.
Trong một diễn biến khác, AP cho hay, theo thông tin rò rỉ từ các kế hoạch mới tuyệt mật, NATO dự định đưa 300.000 binh lính sẵn sàng di chuyển đến sườn phía Đông trong vòng 30 ngày. Các kế hoạch còn nêu rõ đồng minh nào sẽ đối phó với các mũi tấn công từ Bắc Cực, từ vùng biển Baltic qua Đại Tây Dương và từ phía Đông đến khu vực Biển Đen.
HÀ PHƯƠNG
Tin mới
Học viện Quân y tri ân những người hiến xác cho y học lần thứ 8
Sáng 21-12, Học viện Quân y tổ chức Lễ tri ân những người hiến xác cho y học lần thứ 8.
Ngành Nội vụ cần tham mưu để thu hút, giữ chân, đào tạo và sử dụng người tài
Ngày 21-12, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Nội vụ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển Đà Nẵng thực sự là cực tăng trưởng của cả nước
Sáng 21-12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng (Nghị quyết 136), chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội nhân dân Việt Nam: Đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới
Kể từ khi Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân ra đời đến nay, sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội đã được khẳng định xuyên suốt trong 80 năm qua.
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Năm 2024, Bộ Nội vụ trình cấp có thẩm quyền ban hành 163 văn bản
Sáng 21-12, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Nội vụ. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, lãnh đạo nhiều bộ, ban, ngành Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố tham dự.
Giao lưu Quân nhạc: "Giai điệu hữu nghị – Ngôn ngữ không biên giới"
Chương trình Giao lưu Quân nhạc năm 2024 đã xóa nhòa khoảng cách về văn hóa và ngôn ngữ, là sợi dây kết nối trái tim giữa các lực lượng vũ trang, là lễ hội âm nhạc đặc biệt của tình đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.