• Click để copy

Nga và NATO tăng cường cảnh giác nhau

Trong khi Nga cảnh báo các mối đe dọa quân sự từ NATO, khối này cũng kêu gọi sẵn sàng cho viễn cảnh chiến tranh, tăng chi tiêu quốc phòng, thảo luận về các cuộc tấn công phòng ngừa nhằm vào Nga, khiến bầu không khí căng thẳng leo thang giữa lúc chiến sự ở Ukraine tiếp tục khoét sâu bất đồng giữa các quốc gia.

Theo TASS, phát biểu tại Hội nghị lãnh đạo cơ quan an ninh và tình báo các nước thuộc Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS) lần thứ 20 đang diễn ra tại Moscow, Giám đốc Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) Alexander Bortnikov ngày 26-11 đã cảnh báo các mối đe dọa quân sự từ NATO đang tăng lên đều đặn khi liên minh quân sự này không chỉ tăng cường hiện diện ở Bắc Cực và khu vực biển Baltic mà còn tìm cách mở rộng năng lực ở Biển Đen và tiếp cận khu vực biển Caspi.

Ông Bortnikov cho biết một mạng lưới phòng thí nghiệm của Mỹ được cho là đang thực hiện chương trình chế tạo vũ khí sinh học có khả năng tấn công có chọn lọc, viện cớ cần chống lại một số “mối đe dọa sinh học”. Ngoài ra, một số nước NATO “đang tích cực thêm dầu vào lửa bằng cách đổ vũ khí cho các bên đối địch tại các nước CIS”.

Nga và NATO tăng cường cảnh giác nhau
Chiến sự Ukraine làm leo thang căng thẳng giữa Nga và NATO. Trong ảnh: Binh lính Ukraine trên chiến trường. Ảnh: Reuters 

Căng thẳng giữa NATO với Nga càng gia tăng sau phát biểu của người đứng đầu Ủy ban Quân sự NATO, Đô đốc Rob Bauer cho rằng NATO đang thay đổi thái độ đối với ý tưởng cho rằng liên minh này chỉ là một hiệp hội phòng thủ, trong đó các thành viên “sẽ ngồi chờ để bị tấn công”. Cụ thể, trong trường hợp xảy ra xung đột với Nga, các nước thành viên của khối cần là những nước đầu tiên tiến hành các cuộc tấn công độ chính xác cao phối hợp vào lãnh thổ Nga. 

Ông Bauer tuyên bố rằng NATO đã bắt đầu thảo luận về việc tiến hành các cuộc tấn công “phòng ngừa” bằng tên lửa có độ chính xác cao vào lãnh thổ Nga trong trường hợp xảy ra xung đột. Theo ông Bauer, chiến lược phòng thủ của NATO không còn hiệu quả nên không cần thiết phải ngồi chờ các nước liên minh bị tấn công. Ông bày tỏ hài lòng vì liên minh bắt đầu thay đổi bản chất phòng thủ của mình.

Người đứng đầu Ủy ban Quân sự NATO cũng kêu gọi các nước liên minh chi tiêu tích cực hơn cho quốc phòng, bổ sung kho vũ khí đang cạn kiệt, đồng thời đầu tư vào hệ thống phòng không và vũ khí chính xác. 

Phản ứng trước phát biểu của ông Bauer về các cuộc tấn công phòng ngừa nhằm vào Nga, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova nói: “Rõ ràng, họ chưa đọc học thuyết hạt nhân sửa đổi”. Trong đó, điểm sửa đổi quan trọng đầu tiên là học thuyết mới mở rộng phạm vi Moscow sử dụng vũ khí hạt nhân để tung đòn đáp trả, từ “hành động gây hấn nhằm vào Nga” thành “hành động gây hấn nhằm vào thành viên khác trong Nhà nước Liên minh”, gồm Nga và Belarus.

Trong phát biểu của mình, người đứng đầu Ủy ban Quân sự NATO còn kêu gọi các doanh nghiệp chuẩn bị cho kịch bản thời chiến và điều chỉnh dây chuyền sản xuất, phân phối phù hợp để ít bị tổn thương, “vì trong khi phần thắng trên chiến trường có lẽ phụ thuộc vào sức mạnh quân sự, thì kinh tế mới là bên giành chiến thắng trong những cuộc chiến”. 

Trong khi đó, giới chức một số nước châu Âu gần đây đã nâng cao cảnh giác trước nguy cơ một cuộc xung đột lan rộng ở khu vực trong bối cảnh chiến sự ở Ukraine chưa có dấu hiệu kết thúc. Theo AFP, mới đây, Thụy Điển và Phần Lan đã cập nhật hướng dẫn cho công dân của mình về cách sinh tồn trong chiến tranh, bao gồm việc dự trữ nước đóng chai và các sản phẩm vệ sinh cho đến trồng thực phẩm ăn được tại nhà. Các cơ quan chính phủ của hai nước này đưa ra những lời khuyên về cách người dân có thể tự duy trì cuộc sống trong trường hợp chiến tranh.

Đầu năm nay, cơ quan quản lý tình trạng khẩn cấp của Đan Mạch cũng ra thông báo hướng dẫn người dân về lượng nước, thực phẩm và thuốc mà mọi người cần để vượt qua tình huống khủng hoảng kéo dài 3 ngày. RT dẫn lời một người phát ngôn Bộ Nội vụ Đức ngày 25-11 cho biết, Chính phủ Đức đang lập danh sách các tòa nhà công cộng để sử dụng làm hầm trú ẩn trong trường hợp xảy ra xung đột lớn với Nga.

Căng thẳng giữa Nga và phương Tây leo thang kể từ khi xung đột Ukraine nổ ra. Moscow cảnh báo việc phương Tây liên tục viện trợ quân sự cho Kiev có thể coi là trực tiếp tham chiến, nhưng Moscow bác bỏ dự đoán Nga sẽ tấn công NATO.

XUÂN PHONG

Bài liên quan

Tin mới

100% đại biểu Quốc hội có mặt biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân
100% đại biểu Quốc hội có mặt biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân

Sáng 27-11, 449/449 đại biểu Quốc hội, đạt tỷ lệ 100% số đại biểu có mặt và 93,74% tổng số đại biểu Quốc hội, đã biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân.

Việt Nam - Đan Mạch tăng cường hợp tác vì một tương lai xanh bền vững
Việt Nam - Đan Mạch tăng cường hợp tác vì một tương lai xanh bền vững

Diễn ra từ ngày 24 đến 26-11, chuyến thăm làm việc tại Đan Mạch của Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã mang lại những tín hiệu tích cực cho quan hệ hợp tác Việt Nam - Đan Mạch.

Mỹ: Các bên chính thức ký thỏa thuận chuyển giao quyền lực
Mỹ: Các bên chính thức ký thỏa thuận chuyển giao quyền lực

Nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với Nhà Trắng, qua đó chính thức bắt đầu quá trình chuyển giao quyền lực với chính quyền đương nhiệm của Tổng thống Joe Biden sau nhiều tuần trì hoãn.

Nga và NATO tăng cường cảnh giác nhau
Nga và NATO tăng cường cảnh giác nhau

Trong khi Nga cảnh báo các mối đe dọa quân sự từ NATO, khối này cũng kêu gọi sẵn sàng cho viễn cảnh chiến tranh, tăng chi tiêu quốc phòng, thảo luận về các cuộc tấn công phòng ngừa nhằm vào Nga, khiến bầu không khí căng thẳng leo thang giữa lúc chiến sự ở Ukraine tiếp tục khoét sâu bất đồng giữa các quốc gia.

Mỹ, Pháp công bố lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah
Mỹ, Pháp công bố lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah

Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron ngày 26-11 thông báo Israel và Lebanon đã chấp thuận đề xuất của Washington về lệnh ngừng bắn giữa Israel và phong trào Hezbollah.

Liên hợp quốc ghi nhận số nhân viên cứu trợ thiệt mạng ở mức cao chưa từng có
Liên hợp quốc ghi nhận số nhân viên cứu trợ thiệt mạng ở mức cao chưa từng có

Hơn 100 quốc gia thành viên Liên hợp quốc (LHQ) ngày 26-11 ra tuyên bố kêu gọi bảo vệ các nhân viên cứu trợ nhân đạo - những người đang bị mất đi mạng sống với số lượng ở mức cao chưa từng có trong những cuộc xung đột trên toàn thế giới.