NATO nỗ lực lấp đầy kho dự trữ vũ khí
Ngày 13-2, Reuters đưa tin, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang lên kế hoạch yêu cầu các quốc gia thành viên trong liên minh quân sự này tăng số lượng vũ khí trong kho dự trữ vốn bị cạn kiệt nghiêm trọng liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.
Các đợt cung cấp vũ khí cho Ukraine đã làm thiếu hụt số lượng lớn vũ khí trong kho dự trữ của các nước NATO, bao gồm các loại đạn sử dụng cho các hệ thống tên lửa phòng không như IRIS-T, Patriot và Gepard.
Trên thực tế, ngay cả trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, nhiều quốc gia thành viên NATO đã không đáp ứng được các mục tiêu dự trữ của liên minh. Một quan chức NATO nói với Reuters: “Chúng tôi đã đặt ra các mục tiêu về đạn dược cho mỗi nước thành viên. Phần lớn những mục tiêu đạn dược đều không được đáp ứng trước cuộc xung đột ở Ukraine”.
Trong một diễn biến liên quan, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho biết, nước này có lẽ sẽ không cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine để hỗ trợ Kiev trong cuộc xung đột với Nga. “Quyết định về việc hỗ trợ bất kỳ máy bay chiến đấu nào, hay bất kỳ máy bay F-16 nào bên ngoài Ba Lan đều là một quyết định rất lớn và không phải là việc dễ dàng với chúng tôi”, ông Duda nói với BBC trong cuộc trả lời phỏng vấn ngày 12-2. Theo ông Duda, Ba Lan có chưa tới 50 chiếc F-16 và tổn thất một phần trong số đó sẽ là vấn đề nghiêm trọng đối với nước này. Ông Duda nói thêm rằng quyết định gửi các máy bay chiến đấu hiện đại của phương Tây đến Ukraine nên là một quyết định chung của các đồng minh trong NATO. Những bình luận của ông Duda được đưa ra sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky có chuyến công du châu Âu vào tuần trước để vận động hỗ trợ quân sự bổ sung cho Ukraine.
Hệ thống tên lửa phòng không Patriot do Mỹ sản xuất tại sân bay quân sự ở Đức. Ảnh: Getty Images |
NATO giao nhiệm vụ cho mỗi quốc gia thành viên trong việc cung cấp các khả năng nhất định mà liên minh có thể sử dụng trong trường hợp xảy ra xung đột. Không phải tất cả các nước NATO đều có vũ khí giống nhau, nhưng vũ khí của các nước này tương thích với nhau. Vì vậy, đạn dược được sản xuất tại một quốc gia trong NATO có thể được sử dụng bởi quốc gia khác. Tuy nhiên, hỗ trợ quân sự cho Ukraine đã làm tiêu hao một lượng lớn đạn dược mà các nước NATO dự trữ để tự vệ. Do đó, việc bổ sung vũ khí bị thiếu hụt là rất quan trọng. Năm ngoái, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng thừa nhận rằng các thành viên của liên minh đã cạn dần kho dự trữ vũ khí chiến lược khi hỗ trợ cho Ukraine. Ông Stoltenberg cũng kêu gọi ngành công nghiệp quốc phòng các nước NATO tăng cường sản xuất vũ khí và bổ sung cho kho dự trữ.
Giới phân tích nhận định, khi số lượng khí tài quân sự trong các kho dự trữ sụt giảm đáng kể do cuộc xung đột Nga-Ukraine, NATO sẽ không thể nhanh chóng chế tạo vũ khí để lấp đầy chỗ trống. Chiến sự ở Ukraine làm bộc lộ điểm yếu của ngành công nghiệp quốc phòng các nước NATO khi thiếu năng lực cần thiết để tăng cường sản xuất vũ khí nhanh chóng. Trong nhiều thập kỷ, đơn đặt hàng của chính phủ các nước ngày càng giảm khiến nhiều dây chuyền sản xuất biến mất. Bên cạnh đó, nỗ lực đẩy mạnh sản xuất của ngành công nghiệp quốc phòng các nước này bị cản trở bởi một số yếu tố, trong số đó có tình trạng thiếu chất bán dẫn, một số nguyên liệu thô cũng như thiếu hụt công nhân có tay nghề cao.
Dự kiến, vấn đề tăng khối lượng vũ khí trong kho dự trữ sẽ được các nước thành viên NATO đưa ra thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh của liên minh được tổ chức tại thủ đô Vilnius của Litva vào tháng 7 năm nay.
LÂM ANH
Tin mới
Khai mạc triển lãm ảnh đồng bào dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 22-11, tại đường Nguyễn Huệ (quận 1), UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, năng động sáng tạo, xây dựng và phát triển TP Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng ngày 22/11/2024, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
Một số quy định mới về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/ NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Bộ Tư pháp đề xuất 7 lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi chức vụ
Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ công trình xanh
Ngày 22-11, Trường Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV) cho biết đã chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được nhận chứng chỉ EDGE (Hệ thống chứng nhận công trình xanh).
TP Hồ Chí Minh xử lý nghiêm vi phạm trong kinh doanh xyanua
Chiều 21-11, Thượng tá Nguyễn Thăng Long, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin: Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với tội phạm liên quan đến sử dụng hóa chất, Công an thành phố đã triển khai kế hoạch tăng cường công tác phòng ngừa, quản lý, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh hóa chất nguy hiểm, độc hại trên địa bàn thành phố.