• Click để copy

Nét độc đáo trong lễ hội Halloween

Halloween được tổ chức vào ngày 31 tháng 10 hàng năm. Đây là một lễ hội truyền thống có nguồn gốc từ phương Tây, đặc biệt phổ biến ở các nước như Hoa Kỳ, Canada, Anh, Úc và nhiều nước châu Âu khác. Ngày Halloween bao gồm các hoạt động thú vị, đặc trưng như hóa trang, khắc bí ngô, đi xin kẹo, xem phim kinh dị và tổ chức các bữa tiệc dành cho trẻ em và người lớn,...

Trong ngày lễ Halloween, người ta đốt lửa với hi vọng mặt trời sẽ ngày lại ngày chiếu sáng và lưu lại trong thời gian lâu hơn, giúp cho mùa màng bội thu. Những đống lửa này thu hút nhiều muỗi, cú và dơi - những động vật cấu thành sự tích đêm các Thánh, và cũng là ánh sáng giúp con người tránh xa các linh hồn quỉ dữ.

Đốt lửa cũng là một cách khuyến khích các tiên nữ ra khỏi những nấm mồ và đi dạo cùng người sống. Rất nhiều người tin rằng đó là lí do tại sao người ta thích mặc theo lối giả trang trong lễ Halloween, nó khiến mỗi người được sống bằng con người khác, không còn là bản thân họ nữa. Những bộ trang phục và mặt nạ sẽ làm cho các linh hồn quỉ dữ nhầm lẫn, hoặc góp phần xua đuổi chúng.

Dưới đây là những tập tục kỳ lạ trong lễ hội Halloween

Trang trí lồng đèn

Lễ hội đèn lồng bắt nguồn từ tập quán của người Ireland. Theo truyền thuyết kể lại, Jack là người nổi tiếng vì nghiện rượu và tư chất thông minh. Anh đã lừa con quỷ Satan trèo lên ngọn cây, sau đó khắc hình một chữ thập lên gốc cây và trói con quỷ trên đó. Jack thoả thuận với con quỷ nếu nó không trêu chọc anh nữa thì anh sẽ thả nó xuống.

Do phạm nhiều tội lỗi cho nên khi chết, ông không được lên thiên đàng hay xuống địa ngục. Do vậy, ông phải đi lang thang nhiều nơi tìm kiếm một chỗ trú chân. Hơi ấm duy nhất sưởi ấm cho ông trong giá lạnh là ngọn nến leo lét trong củ khoai tây thối.

Nét độc đáo trong lễ hội Halloween

Trẻ em thường chơi trò đục khoét quả bí ngô, củ khoai tây hoặc bí đao; Sau đó khắc hình thù những khuôn mặt lên đó, đặt nến vào bên trong để thắp sáng. Những chiếc lồng đèn này được gọi là "Jack O'Lantern", xuất phát từ truyền thuyết về anh chàng tên Jack vì tính keo kiệt và những cú lừa với quỷ nên khi chết, anh ta không được lên thiên đường cũng như xuống địa ngục, phải làm linh hồn lang thang với chiếc đèn bí ngô.

Lễ hội hóa trang: Đây là phong tục phổ biến nhất vào Halloween, đặc biệt là đối với trẻ em. Trang phục thường gặp là những bộ quần áo hóa trang phù thủy, ma quỷ, các nhân vật hoạt hình nổi tiếng hoặc những sinh vật siêu nhiên khác,...

Nét độc đáo trong lễ hội Halloween
Ảnh minh họa

Trick – or – Treat: Trong suốt lễ hội Samhain, vị thần Druids cho rằng người chết sẽ tìm đến lừa, gây hoang mang, lo sợ và phá hoại con người. Những hồn ma đi lại ăn xin và đến nhà nào, gia chủ phải cung cấp thức ăn cho chúng.

Chính vì thế, trong tuần lễ Halloween, trẻ em phương Tây rất hứng thú với trò "gõ cửa xin ăn" này. Chúng mặc trang phục hóa trang và đeo mặt nạ rồi đi từ nhà này qua nhà khác, gõ cửa để gặp chủ nhà và nói câu "trick-or-treat".

Nét độc đáo trong lễ hội Halloween
Ảnh minh họa

Trò chơi "Trick Or Treat". "Trick" nguyên ngĩa là: đánh lừa, trò chơi tinh ma ngịch ngợm, "Treat" là tiếp đón, đối xử tử tế, tiếp đãi. Các em nhỏ và thiếu niên, thanh niên hóa trang với áo quần và mặt nạ hình ma quỉ, rồi cầm lồng đèn đi từ nhà này sang nhà khác trong xóm, gõ cửa và nói "trick or treat." Câu này có nghĩa là: "Nếu muốn chúng tôi không chơi xấu thì hãy đãi chúng tôi cái gì đi." Thông thường những người láng giềng luôn luôn muốn tránh việc "trick" nghĩa là chơi đòn đánh lừa nên thường tiếp đón (treat) chúng bằng kẹo và trái cây (theo tục lệ có nhét đồng tiền ở bên trong).

Vì sao quả bí ngô lại được tỉa theo hình mặt người cười toét miệng?

Theo truyền thuyết của người Ireland thì xưa có một anh chàng biệt danh là Jack Hà Tiện. Một hôm anh chàng Jack này mời quỉ đi uống rượu. Nhưng Jack Hà Tiện lại không muốn trả tiền rượu, nên chàng ta bèn dụ dỗ con quỉ hãy hóa phép tự biến thành thành đồng tiền để Jack hà tiện mua rượu cùng nhậu cho vui. Khi quỉ nghe bùi tai biền thành đồng tiền thì Jack nhặt ngay lấy bỏ vào túi áo trong đó có sẵn một thánh giá bằng bạc khiến quỉ không thể trở lại nguyên hình quỉ được nữa. Nhưng rồi sau Jack đã giải phóng cho quỉ với điều kiện là quỉ không được quấy nhiễu Jack trong suốt 1 năm, và nếu Jack chết, quỉ cũng không được thu linh hồn của Jack.

Cho đến năm sau Jack lại đánh lừa được quỉ để quỉ leo lên cây cao hái quả. Trong lúc quỉ còn đương loay hoay trên cây thì Jack khắc ngay một thánh giá vào thân cây, thế là quỉ sợ không dám leo xuống cho đến khi quỉ hứa không được quấy nhiễu Jack thêm 10 năm nữa rồi Jack mới bóc chỗ vỏ cây có khắc thánh giá đi.

Chẳng bao lâu sau đó thì anh chàng Jack Hà Tiện qua đời. Hồn ma của Jack đến gõ cửa thiên đường nhưng thượng đế không nhận cho một kẻ tinh ranh láu cá như vậy lên cõi trời. Xuống địa ngục thì gặp quỉ bị lừa khi trước còn tức tối nên Jack muốn vào địa ngục cũng không xong. Tuy nhiên giữ lời hứa không bắt hồn Jack, quỉ đuổi Jack đi và chỉ cho Jack một cục than hồng để mà dò dường trong đêm tối. Jack Hà Tiện bỏ cục than cháy đỏ vào trong một củ cải tròn khoét ruột làm đèn và từ đó cứ luẩn quẩn khắp cõi dương gian. Người Ireland gọi là Jack of the Lantern, tức là Jack lồng đèn, và sau biến thành Jack-O'Lantern.

Người Ireland khoét ruột củ cải tròn hoặc củ khoai tây theo hình mặt người cười láu cá như vậy đem bày ở bệ cửa sổ hay gần cửa ra vào để xua đuổi những hồn ma vất vưởng như Jack Hà Tiện khỏi xâm nhập vào gia cư của họ. Khi những di dân từ Ireland và Anh quốc tới Hoa Kỳ, họ thấy rằng quả bí đỏ, tức bí ngô hay bí rợ, một thổ sản phong phú ở vùng đất mới, là nguyên liệu thích hợp nhất để họ khoét ruột tỉa hình mặt anh chàng Jack-O'Lantern.

Quả bí đỏ, xưa nay vẫn tượng trưng cho sự phong phú của mùa màng miền bắc Mỹ, được trồng rất nhiều tại Hoa Kỳ. Hàng năm vào trước lễ Halloween mấy tuần, các nông gia mở hội thi xem ai trồng được quả bí to nhất. Quả bí khổng lồ từng phá kỷ lục thế giới nặng hơn 536kg, cao gần 1 mét và chu vi gần 4 mét rưỡi.

Ngày nay, với trái bí ngô màu vàng quen thuộc của lễ Halloween, các loài động vật từ hổ, báo, gấu cho đến hà mã, khỉ, vẹt đều thể hiện những giây phút hết sức ngộ nghĩnh và đáng yêu của mình.

Lý do có những món ăn rùng rợn

Theo truyền thống, lễ hội là thời điểm mà những người ngoại giáo tích trữ nguyên vật liệu và giết mổ vật nuôi để dự trữ trong mùa đông. Người Gaelic tin rằng vào ngày 31 tháng 10, bây giờ được biết đến là lễ Halloween, là thời điểm ranh giới giữa sự sống và cái chết biến mất và cái chết trở nên nguy hiểm cho sự sống do những nguyên nhân như bệnh tật hoặc phá hoại mùa màng. Các lễ hội thường có liên quan đến lửa ăn mừng, khi đó thì xương của các con vật nuôi bị giết thịt được ném đi.

Trang phục hoá trang và mặt nạ cũng được mặc trong lễ hội nhằm cố gắng bắt chước các linh hồn quỷ dữ hay làm xoa dịu chúng. Và cùng với những trang phục ghê rợn đó là những món ăn cũng không kém phần ghê rợn trong bữa ăn dành cho gia đình mình mà có hình dạng dường như thường ngày chỉ dành cho ma quỷ ăn. Những món ăn đặc trưng của ngày Halloween là món súp bí, trẻ con thì mê mẩn bánh Halloween, bánh quy Halloween vì hình dáng ngộ nghĩnh và màu sắc rực rỡ,...

Tuy nhiên, các món ăn trong ngày Hallowen cũng được làm rất sáng tạo để không khí tiệc trở nên thật rùng rợn. Từ những món ăn ngọt các loại bánh đến các loại đồ ăn mặn đều được người ta sáng tạo theo những phong cách quái dị nhất mà không phải ai cũng dám ăn.

Đơn giản bạn có thể mua xúc xích về, sau đó rửa sạch vây cá cắm ở đầu của cây xúc xích để tạo ra một món ăn như những ngón tay của con người thật. Hay Bánh sô-cô-la nhân kem cắt hình ma trơi. Những ống máu ma cà rồng được làm từ nước bí rợ đặt trong lồng gỉ sắt.

Nét độc đáo trong lễ hội Halloween

Hay từ xúc xích và bột mì, người ta có thể làm hình một xác ướp bằng cách bạn cán bột mì mỏng và quấn quanh những cây xúc xích bớt lại phần đầu để làm mặt. Dùng sô cô la hay dùng những hạt đỗ đen để làm mắt.

Để thêm rùng rợn hơn cũng từ bột mì, có thể nặn bột thành những cái xương người sau đó đem chiên vàng. Thay vì dùng bột mì, có thể cắt khoai tây thành hình chiếc xương người hay dùng dao nhọn khoét lỗ thành hình người rồi đem chiên đến khi vàng. Hoặc người ta dùng bột mì nhào kỹ sau đó viên thành những viên nhỏ có chiều dài khoảng 30 cm sau đó phần dưới bóp nhẹ từng phần tạo phần ngón tay. Còn phần trên nặn thành hình móng tay hoặc có thể dùng hạt dưa cắm lên đầu ngón tay để làm móng nhưng không phải ai cũng dám ăn.

Bài liên quan

Tin mới

Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú
Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú

Sáng 17-11, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú và tuyên dương nhà giáo, cán bộ quản lý tiêu biểu năm 2024.

Bắt đối tượng nhập cảnh trái phép mang theo 3kg ma túy đá
Bắt đối tượng nhập cảnh trái phép mang theo 3kg ma túy đá

Theo thông tin từ Đồn Biên phòng Phước Chỉ, Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh, đơn vị vừa phối hợp cùng các lực lượng bắt giữ 1 đối tượng đang vận chuyển hơn 3kg ma túy từ Campuchia vào Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Công an dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin (Đắk Lắk)
Bộ trưởng Bộ Công an dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin (Đắk Lắk)

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18-11-1930 / 18-11-2024), ngày 17-11, Bộ Công an, Tỉnh ủy Đắk Lắk tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Ea Ktur, huyện Cư Kuin; và Tổng kết Đề án hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (gọi tắt là Đề án 766).

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi (Cà Mau)
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi (Cà Mau)

Tiếp tục chương trình công tác tại Cà Mau, sáng 17-11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Cận cảnh robot TBM khoan hầm của dự án metro Nhổn-ga Hà Nội
Cận cảnh robot TBM khoan hầm của dự án metro Nhổn-ga Hà Nội

Tính tới thời điểm hiện tại, robot TBM đã đào được 631m hầm thuộc dự án metro Nhổn-ga Hà Nội tại ga S9-Kim Mã với tiến độ tổng thể dự án đạt 80,3%, trong đó đoạn hầm ngầm đạt 50,27%.

Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học
Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Với mục tiêu phủ khắp chương trình dạy tiếng Anh cho học sinh từ lớp 1, trong những năm qua, TP Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh triển khai tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai trong trường học.