Nga công bố 9 quốc gia trở thành đối tác của BRICS
Ngày 23-12, Trợ lý Tổng thống Nga về các vấn đề quốc tế Yury Ushakov thông báo, Belarus, Bolivia, Indonesia, Kazakhstan, Thái Lan, Cuba, Uganda, Malaysia và Uzbekistan sẽ chính thức trở thành đối tác của BRICS từ ngày 1-1-2025.
Phát biểu tại một buổi họp báo, ông Ushakov cho biết, trước thềm hội nghị thượng đỉnh BRICS diễn ra hồi tháng 10, tổ chức này đã nhận được 35 đơn đăng ký gia nhập BRICS theo các điều kiện khác nhau.
Một trong những kết quả quan trọng của hội nghị là việc thành lập danh mục các quốc gia đối tác của BRICS và thống nhất danh sách 13 quốc gia. Đến nay, đã có 9 nước, gồm: Belarus, Bolivia, Indonesia, Kazakhstan, Cuba, Malaysia, Thái Lan, Uganda và Uzbekistan xác nhận sẵn sàng trở thành các quốc gia đối tác của BRICS.
![]() |
Hội nghị thượng đỉnh BRICS diễn ra tại Kazan (Nga) vào tháng 10-2024. Ảnh minh họa: BRICS Russia 2024 |
Ông Ushakov cho biết thêm, BRICS kỳ vọng sẽ nhận được phản hồi từ 4 quốc gia còn lại. Theo quan chức này, hơn 20 quốc gia đã bày tỏ sự quan tâm đến hoạt động của BRICS và tổ chức này luôn chào đón các quốc gia cùng chí hướng.
Quy chế "quốc gia đối tác" cho phép các đối tác tham gia thường xuyên vào các phiên họp đặc biệt, các cuộc họp cấp bộ trưởng ngoại giao, cùng các sự kiện cấp cao khác của BRICS. Các đối tác cũng có thể đóng góp vào các tài liệu chính thức của nhóm.
Hội nghị thượng đỉnh BRICS được tổ chức tại Kazan (Nga) vào tháng 10-2024, có sự tham dự của 41 phái đoàn từ hơn 30 quốc gia, cùng 6 nhà lãnh đạo của các tổ chức quốc tế. Ông Ushakov nhận định, mức độ tham gia tích cực tại hội nghị cho thấy sự quan tâm mạnh mẽ của các quốc gia ở khu vực Nam bán cầu cũng như Đông Á đối với hợp tác trong khuôn khổ BRICS. Ông mô tả BRICS là một yếu tố then chốt trong một thế giới đa cực đang hình thành, đồng thời là “sức mạnh đoàn kết” bảo vệ lợi ích của các quốc gia ở Nam bán cầu và Đông Á.
BRICS ban đầu bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi; đã được mở rộng vào đầu năm nay sau khi kết nạp Ai Cập, Iran, Ethiopia và UAE.
TTXVN
Tin mới
Nhiều cửa hàng công khai bán hàng thời trang giả tại các tuyến phố du lịch ở Đà Nẵng
Chiều 20/5, dưới sự giám sát của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng tại các tuyến phố du lịch trung tâm Thành phố.
Ninh Thuận: Phát hiện gần 1.000 sản phầm quần áo không rõ nguồn gốc bán qua ZALO, FACEBOOK.
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 4, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận vừa tiến hành xác minh và tổ chức kiểm tra đột xuất cơ sở bán hàng online qua các kênh zalo, Facebook, phát hiện lượng lớn quần áo vi phạm.
Nghệ An: Tăng cường và xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn huyện Thanh Chương
Ngày 19/5/2025, Đội QLTT số 8, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh B.V.P có địa chỉ tại Khối 11, thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương với mức phạt tiền 10 triệu đồng về hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu.
Lào Cai: Tạm giữ lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 19/5/2025 của UBND tỉnh Lào Cai mở cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai và chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai mở đợt cao điểm đấu tranh, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuốc, sữa, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025.
Trên 5.000 đồ chơi trẻ em có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ
Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Ninh Bình kiểm tra và xử lý cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em có hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu và kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Lạng Sơn: Phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh
Trong thời gian từ ngày 14 đến 21/5/2025, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu số 1 và Hải quan khu vực VI liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến khai báo sai lệch về hàng hóa quá cảnh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Chi Ma (tỉnh Lạng Sơn).